Bán Hàng Online: Phân Biệt “Doanh Thu” và “Lợi Nhuận”

Bán Hàng Online: Phân Biệt “Doanh Thu” và “Lợi Nhuận”

Khái Niệm Doanh Thu là Gì?

Doanh Thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng

 

Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán thế giới cũng như hiệp hội kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”. Chúng ta cũng có thể hiểu doanh thu này là tiền thu về được chưa trừ đi thuế.

 

Công Thức Tính Doanh Thu

Doanh thu được tính như thế nào?

Theo công thức chuẩn của doanh thu là gì?

Công Thức Tính Doanh Thu Sản Xuất/Thương Mại

Thông thường doanh thu sẽ bằng sản lượng bán ra đem nhân với giá bán thực tế

Công Thức: TR = Q x P

trong đó

  • TR: doanh thu
  • Q: sản lượng
  • P là giá bán

Công Thức Tính Doanh Thu Đa Nhiệm

Đây là công thức áp dụng cho doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất, còn đối với những công ty khác họ không chỉ đơn giản là sản xuất bán hàng mà còn đầu tư tài chính. Vì vậy doanh thu được hiệu là toàn bộ số tiền thu về được từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: sản xuất, đầu tư, gửi tiết kiệm lấy lãi,….

Cho nên TR = PxQ + TR1 + TR2 +… trong đó:

  • TR1: là doanh thu từ hoạt động đầu tư
  • TR2: doanh thu từ việc cho vay lấy lãi.

Các Loại Doanh Thu

Doanh thu từ hoạt động bán hàng

  • Doanh thu bán hàng (sales revenue): Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.
  • Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tài chính quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo.
  • Khi doanh nghiệp có doanh thu bán hàng một cách thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn. Đồng thời tạo điều kiện cho chính doanh nghiệp có được nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn giúp giảm chi phí vay vốn bên ngoài.
  • Doanh thu bán hàng là căn cứ quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tăng doanh thu tức là tăng lượng tiền thu về đồng thời là tăng lượng hàng bán ra, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tạo được vị thế nhất định trong thị trường. Bên cạnh đó, việc tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả.

Doanh thu từ các hoạt động tài chính: 

  • Thu nhập từ việc đem cho thuê tài sản.
  • Tiền lãi từ các hoạt động như: gửi ngân hàng, cho vay, đầu tư trái phiếu chính phủ hay tư nhân,…
  • Tiền thu về từ việc chênh lệch lãi do chuyển nhượng quán, cửa hàng,…hay bán ngoại tệ.
  • Lãi từ hoạt động giao dịch chứng khoán.
  • Doanh thu bất thường: là những khoản thu không thường xuyên có được, nó chỉ xảy ra trong một chu kỳ nhất định ví dụ:

Các loại doanh thu hay gặp

    • Bán vật tư hàng hóa bị dư thừa trong quá trình sản xuất
    • Thanh lý các loại tài sản cố định, ngắn hạn,…
    • Các khoản nợ trước kia khó đòi nay đã được hoàn trả
    • ……

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần được hiểu là phần doanh thu đã trừ đi các loại chi phí và thuế, đây sẽ là khoản tiền mà doanh nghiệp được trực tiếp sử dụng. Thông thường các loại chi phí, thuế đó là:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt 
  • Các loại thuế xuất khẩu 
  • Các khoản chiết khấu thương mại 
  • Khoản giảm giá hàng bán 
  • ……

Công Thức Tính Doanh Thu Thuần

“Doanh thu thuần = Doanh thu tổng của doanh nghiệp – (Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu)”

  • Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
    • Chiết khấu thương mại: Là khoản giảm giá so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho các khách hàng mua hàng số lượng lớn.
    • Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho người mua do hàng hóa sai quy cách, kém chất lượng hay lạc hậu…
    • Giá trị hàng hóa bị trả lại: Là giá trị lượng hàng bán đã được xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng từ chối thanh toán và trả lại.
    • Thuế gián thu là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp cần phải xác định tổng doanh thu và doanh thu thuần qua các cách tính doanh thu bán hàng để kiểm soát và quản lý lượng hàng hóa bán ra và tính toán các khoản khấu trừ, chi phí phát sinh.

 

Khái Niệm Lợi Nhuận là gì?

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất… của doanh nghiệp. Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp.

 

Lợi Nhuận= Tổng doanh thu –  Tổng chi phí

Các Loại Lợi Nhuận:

  • Lợi tức
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi
  • Lợi nhuận trên tài sản
  • Lợi nhuận trên vốn
  • Lợi nhuận trên doanh thu
  • Lợi nhuận gộp
  • Lợi nhuận ròng

Vai Trò Của Lợi Nhuận

Đối với doanh nghiệp

  • Với bất cứ doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ. Lợi nhuận là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Nó sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

 

  • Có thể nói lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ. Doanh thu thấp đồng nghĩa rằng “hồi chuông tử thần” đang được gióng lên với doanh nghiệp đó rồi.

 

  • Lợi nhuận cũng là cơ sở đảo bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và họ sẽ dùng số tiền ấy để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

 

  • Lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở nên dễ dàng hơn. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

 

Đối với người lao động

Lợi nhuận cao không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà người lao động cũng được hưởng thêm nhiều cái tốt. Họ không chỉ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn, tiền thưởng nhiều hơn mà cảm thấy vững tin với doanh nghiệp của mình và trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong công việc.

 

Đối với nền kinh tế chung

  • Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Khi các doanh nghiệp đều làm ăn phát đạt, thu về lợi nhuận cao thì nghiễm nhiên nền kinh tế của đất nước ấy sẽ ngày càng lớn mạnh. Đó là dấu hiệu đáng mừng, là niềm mong mỏi của mọi quốc gia trên thế giới này.

 

  • Ngoài ra, chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì Nhà nước mới có thể tiến hành thu thuế. Đó là sự đóng góp cần thiết để tạo nên ngân sách quốc gia. Và Nhà nước sẽ dùng số tiền ấy vào những mục đích tốt như xây dựng điện-đường-trường-trạm, củng cố an ninh quốc phòng…

 


Siêu Thị Vật Tư Dụng Cụ Đóng Gói