Xây Dựng Đế Chế Kinh Doanh Online 2 Người

Xây Dựng Đế Chế Kinh Doanh Online 2 Người

Xin Chào Các Bạn Tôi là Nguyễn Viết Thắng. Chào Mừng các bạn đã đến với chương trình đào tạo Xây Dựng Đế Chế Kinh Doanh Online 2 Người. Tôi rất cảm ơn các bạn đã có mặt tại chương trình đào tạo có chủ đề “Xây Dựng Đế Chế Kinh Doanh Onine 2 Người”.

 

Mục lục

Tại Sao Phải Xây Dựng Đế Chế Kinh Doanh Online 2 Người?.

Câu chuyện bức tranh ghép: Muốn có một bức tranh hoàn hảo thì chúng ta phải ghép nhiều mảnh ghép với nhau và các mảnh ghép phải có sự kết nối với nhau bằng những cấu trúc đặc biệt.

Trong kinh doanh cũng vậy muốn thành công doanh nghiệp của bạn cũng phải là một bức tranh hoàn hảo được ghép bởi nhiều miếng ghép là những cá nhân xuất sắc, tuyệt vời. Mỗi người là một mảnh ghép không hoàn hảo nhưng được ghép vào nhau một cách hoàn hảo thì sẽ có một đội nhóm vô địch.

 

Hẳn là nhiều bạn đang thắc mắc: Tại Sao Phải Xây Dựng Đế Chế Kinh Doanh Online 2 Người?. Một Câu Nói Tuyệt Vời mà tôi rất là tâm đắc đó là : Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau… đó là câu nói cửa miệng của những người thành công và nó đã được chứng minh thực tế rằng để có được một đế chế kinh doanh hùng mạnh thì chúng ta luôn luôn phải có cho mình một đội nhóm đồng hành xuyên suốt quá trình từ khi đưa ra ý tưởng kinh doanh và trong cả quá trình triển khai ý tưởng đó vào thực tiễn.

Những người thành công nhất trên thế giới, những tỷ phú thế giới, và việt nam đều có cho mình một đội nhóm tuyệt vời trước khi họ bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Và hầu hết những thành viên trong đội nhóm chỉ rời đi khi họ đạt được mục tiêu chung mà họ đã cùng nhau đặt ra trước khi bắt đầu.

Điều Tôi Muốn nói ở đây là chúng ta chỉ có thể sở hữu một đế chế kinh doanh thực sự khi các bạn có một đội nhóm tuyệt vời tối thiểu là 2 người. Các bạn hãy chuẩn bị cho mình tối thiểu một người đồng hành trước khi bắt đầu xây dựng đế chế kinh doanh cho riêng mình. Đó có thể là Người Thân Của Bạn, Anh Em, Vợ Chồng, Bố Mẹ, Đó Có là Đồng nghiệp của bạn, Đó có thể là bạn bè của bạn. Họ là những người có cùng một khát khao, mong muốn, đam mê kinh doanh, họ có cùng mục tiêu với bạn, họ cam kết mạnh mẽ đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường.

Riêng tôi tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi luôn có người vợ tuyệt vời của mình đồng hành trên mọi chặng đường kinh doanh cũng như cuộc sống.

Việc tốt nhất bây giờ bạn có thể làm là ngay lập tức kêu gọi người đồng đội của mình cùng tham gia khóa học này.

 

Ai Là Người Cần Phải Có Mặt Tại Chương Trình Này

  • Những Người Khát Khao Có Được Thành Công và Giàu Có Bằng Cách Kinh Doanh Online Trên mọi miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, nam hay nữ, già hay trẻ đề cần phải tham gia chương trình này
  • Những Người Đang Có Khát Khao Cháy Bỏng Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online
  • Những Người Đang Sở Hữu Một Công Việc Kinh Doanh Truyền Thống
  • Những Người Đang Kinh Doanh Onilne nhưng Đang Gặp Vấn Đề Trong Việc Phát Triển Công Việc Kinh Doanh Của Mình.

 

Lợi Ích Của Việc Tham Gia Trọn Vẹn Đầy Đủ Chương Trình

  • Giúp Bạn chánh được thất bại khi bắt đầu khởi nghiệp
  • Giúp Bạn Có Thể Khởi Nghiệp Tinh Gọn và Thành Công với Lợi Nhuận Cao
  • Giúp Bạn Có Thể Có được hàng nghìn ý tưởng mới cho công việc kinh doanh bằng cách đào sâu các từ khóa, các bài học.
  • Bạn sẽ có được cho mình một hệ thống các Tư Duy Đúng ( niềm tin đúng về kinh doanh online)
  • Bạn sẽ có được cho mình một hệ thống các Chiến Lược Đúng ( một chuỗi những chiến lược đã giúp bản thân tôi và hàng nghìn doanh nghiệp khác thành công trên môi trường internet)
  • Bạn sẽ có được cho mình một hệ thống các Hành Động Đúng và điều tuyệt vời hơn là bạn có thể dễ dàng áp dụng vào công việc kinh doanh của bạn.
  • Tuyệt vời hơn nữa là bạn có thể dễ dàng có được cho mình những giải pháp mà bạn đang mong muốn, bạn đang tìm kiếm để giải quyết những vấn đề mà bạn đang gặp phải khi bắt đầu kinh doanh, hay trong quá trình kinh doanh của mình.
  • Tham gia vào cộng đồng hàng nghìn người kinh doanh online với hàng nghìn cơ hội kết nối kinh doanh tuyệt vời trên mọi miền tổ quốc và trên toàn thế giới.
  • Mục tiêu cuối cùng mà tôi hướng đến là muốn giúp các bạn có được một công việc kinh doanh thành công bền vững, đạt được tự do tài chính, hưởng chọn được một cuộc sống nhiều ý nghĩa thông qua công việc kinh doanh của mình.

 

Nội Dung Của Khóa Học

  1. Tư duy đúng,
  2. Chiến lược đúng
  3. Hành động đúng
  • Tư Duy Đúng

Những suy nghĩ tích cực về công việc kinh doanh, bán hàng vv…

  • Chiến Lược Đúng

chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đã được đề ra“.

Cần phân biệt Chiến lược và chiến thuật. Đây là khái niệm có nguồn gốc từ quân sự. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật. Chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.

  • Hành Động Đúng

Chính xác những việc làm cụ thể cần phải thực thi để đưa những chiến lược mà chúng ta đã đề ra vào thực tế nhằm hướng đến đạt được mục tiêu cao nhất mà chúng ta đề ra.

 

3 Câu Hỏi Cần Phải Trả Lời

  1. Tại Sao Lại Phải Kinh Doanh Online?
  2. Cái Gì Có Thể Kinh Doanh Online?
  3. Làm Cách Nào Để Kinh Doanh Online?

 

Phần 1: Tại Sao Nên Lựa Chọn Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online?

Bối Cảnh Nền Kinh Tế Hiện Tại Chúng Ta Đang Phải Đối Mặt

Để Có Được Góc Nhiền Đúng Đắn, Đầy Đủ và Đa Chiều về bối cảnh kinh tế hiện tại Tôi xin chia sẻ với quý vị và các bạn bối cảnh kinh tế của 4 cuộc cách mạng kinh tế mà chúng ta đã và đang trải qua.

 

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 1.0 – Kinh Doanh Ngỗi Im Một Chỗ Cũng Có Khách Hàng

Bối cảnh kinh tế trong cuộc cách mạng 1.0 là (Giai Đoạn Bình Yên) Hàng hóa khan hiếm. Khách Hàng Nhiều – Nhu Cầu Lớn – Cá nhiều Người Đi Câu ít ( Người sản xuất, người bán hàng thì ít) khi đó chỉ cần thả câu là có thể câu được cá. Thị trường 1 người bán vạn người mua. Bán cái mình có, mua thì mua không mua thì thôi, người mua gần như không có quyền lựa chọn.

  • Cuộc cách mạng lần thứ nhất bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ 18 với sự ra đời của máy hơi nước nhằm đáp ứng nhu cầu dệt may thời đó. Thế rồi kỹ thuật luyện kim được cải thiện, nhu cầu sử dụng than cho động cơ hơi nước tăng cao đã kéo theo sự biến đổi toàn diện về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa.
  • Hàng loạt hệ thống đường sắt được xây dựng, con người có thể đi được xa hơn và liên lạc được tốt hơn bằng hệ thống điện tín. Nông nghiệp cũng phát triển mạnh nhờ các nghiên cứu về canh tác, sinh học. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân số tăng trưởng nhanh và nước Anh cũng như vùng Tây Âu bắt đầu giành lấy vị thế thống trị trên toàn cầu.

 

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 2.0 – Kinh Doanh: Khách Hàng Co Cụm Tại các khu vực khác nhau giai đoạn Lên Ngôi Của Nhà Mặt Tiền

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 2.0 ( Giai Đoạn Co Cụm ) : Cá ít và dồn vào các khu vực cục bộ. Khách hàng thường tập trung tại các khu vực đông dân cư từ đó trong cuộc cách mạng 2.0 thì Nhà mặt tiền lên ngôi bởi nó là phương tiện hưu ích trong việc tiếp cận thị trường có khách hàng.

  • Ngay sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cuộc cách mạng lần thứ 2 tiếp diễn sau đó từ nửa cuối thế kỷ 19 nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong. Thời kỳ này, điện năng được sử dụng nhiều hơn và công nghệ kỹ thuật được phát triển vượt bậc. Điện thoại, tivi, đài phát thanh…đã thay đổi hoàn toàn văn hóa xã hội. Trong khi đó, các ngành sản xuất cũng biến chuyển nhanh chóng với hàng loạt dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, tự động hóa…
  • Trong thời kỳ này, xu thế đô thị hóa bắt đầu tăng nhanh gây ra những hệ quả nhất định trong xã hội. Tại các vùng nông thôn, sự phát triển của phân hóa học, các nghiên cứu về sinh học, nông nghiệp đã thúc đẩy năng suất. Sản lượng công nghiệp như kim loại, cao su… tăng nhanh đã thúc đẩy các ngành kinh tế.
  • Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 này mà thế giới được hưởng tiêu chuẩn sống hiện đại và chất lượng chưa từng có trong khi dân số tăng trưởng nhanh. Mỹ và các nước Tây Âu thời kỳ này là những quốc gia có vị thế dẫn đầu.

 

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 3.0 – Cạnh Tranh Khốc Liệt

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 3.0 ( Khốc Liệt ) khách hàng ít hơn người bán. Từ đó sinh ra khẩu hiệu thương trường như chiến trường. các doanh nghiệp liên tục chiến đấu với nhau tạo ra thời kỳ cạnh tranh khốc liệt. Tranh cướp thị trường, tranh cướp khách hàng.

  • Mặc dù còn nhiều tranh cãi, những cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được cho là bắt đầu từ khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh. Vào thập niên 1960, chất bán dẫn và các siêu máy tính được xây dựng, đến thập niên 70-80 thì máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều trong thập niên 90.
  • Cho đến cuối thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 3.
  • Đến thời điểm thế kỷ 21, một cuộc tranh cãi tiếp tục nổ ra trong quá trình chuyển giao giữa cách mạng lần thứ 3 và thứ 4.
  • Một số chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã chấm dứt khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào năm 1997 và làn sóng thứ 4 đã diễn ra từ đầu thế kỷ 21 với các cuộc cách mạng số, những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống tự động kết nối cao (Internet of Thing), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới…
  • Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng giai đoạn đầu thế kỷ 21 mới thai nghén cuộc cách mạng thứ 4 và cuộc cách mạng thứ 3 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Làn sóng thứ 4 chỉ thực sự bắt đầu từ khoảng năm 2010 khi những tiến bộ khoa học vượt bậc cho phép con người vươn ra ngoài không gian. Nhiều chuyên gia thậm chí coi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng khoa học công nghiệp vũ trụ khi con người có thể khám phá, khai thác và sinh sống ngoài trái đất.

 

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 4.0 (Hỗn Loạn)

Bối Cảnh Kinh Tế Trong Cuộc Cách Mạng 4.0 (Hỗn Loạn) thời kì cá vô cùng ít mà người đi câu thì rất rất nhiều. Thời kì khách hàng khan hiếm, người người bán hàng, nhìn xung quanh ai cũng là người bán hàng, người bán thì quá nhiều. đây là thời kỳ các cá nhân, doanh nghiệp đuổi theo khách hàng. cá nhân doanh nghiệp đánh nhau dìm chết nhau để vươn lên đuổi theo khách hàng.

  • Việc Nên Làm Đúng Đắn: Đứng Im tạo ra sản phẩm/ dịch vụ thật tốt và HỢP TÁC để cùng phục vụ khách hàng/ bắt cá. Lợi nhuận cùng chia. Phải làm tốt bài toán chia.
Tìm Kiếm Thu Hút
Đi Tìm Kiếm Khách Hàng Trở Thành Thỏi Nam Châm Thu Hút Khách Hàng

Tôi là người tham gia tích cực vào kinh doanh online

 

 Ai Là người phù hợp kinh doanh online?

Tất cả những ai có khát vọng kiếm tiền để có cuộc sống khỏe mạnh hơn, giàu có hơn, hạnh phúc hơn. Từ những em học sinh sinh viên, đến lãnh đạo trong các cơ quan công sở những người muốn kiếm thêm thu nhập, những người muốn làm công việc mình yêu thích mà vẫn ra tiền, những người muốn làm công việc đam mê mà vẫn ra tiền vv…..

  • Học Sinh, Sinh Viên
  • Thanh Thiếu Niên
  • Người đã có gia đình
  • Người lớn tuổi (không bao giờ là muộn, kinh doanh không có gì bí mật)
  • Người làm công nhân viên chức
  • Người làm lãnh đạo trong các cơ quan công sở

Tôi là một người rất giỏi kinh doanh online

Tôi là người rất phù hợp với kinh doanh online

 

Lợi Ích Của Kinh Doanh Online

  • Có thể bắt đầu bằng số vốn bằng 0đ
  • Internet là nơi khách hàng tiềm năng xuất hiện nhiều nhất.
  • Không bị giới hạn số lượng khách hàng
  • Không bị giới hạn về vị trí địa lý
  • Tốc độ tiếp cận khách hàng nhanh
  • Phù hợp với xu hướng mua sắm, tiêu dùng của khách hàng
  • Có thể bắt đầu 1 mình trong giai đoạn đầu
  • Linh hoạt thời gian
  • Linh hoạt địa điểm
  • Tiết kiệm tối đa chi phí
  • Nền tảng sẵn có (free)
  • Mua Online ( tìm kiếm nguồn hàng từ internet)
  • Cơ hội không giới hạn.
  • Nhu cầu khách hàng và thị trường tiềm năng luôn được phơi bày rõ ràng trên internet

Kinh doanh online là một lựa chọn tuyệt vời của tôi

Tôi hạnh phúc khi kinh doanh online

 

Phần 2: Khởi Nghiệp là gì ?

Mục Tiêu Của Khởi Nghiệp là để được Tự Do Tài Chính và Thực hiện ước mơ hạnh phúc. Khởi Nghiệp Để Có Nhiều Tiền == >> Tự Do Tài Chính (Thu Nhập Thụ Động) == >> Tài Chính Tự Do  == >> Tự Do Cá Nhân == >> Tự Do Cống Hiến == >> Đạt Được Hạnh Phúc

Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng của riêng mình đều được gọi là khởi nghiệp.

Khởi Động Khởi Nghiệp

 

  • Bắt đầu từ 1 Ý Tưởng == >> Ý Tưởng là Ý Định được Xã Hội/Thị Trường Chấp Nhận
  • Bắt đầu từ 1 Kết Quả
  • Bắt đầu từ 1 sự Đam Mê

 

Điều Kiện Cần: Tinh Thần Khởi Nghiệp

Khởi Nghiệp bắt đầu từ 1 Khát Vọng

  • Khát Vọng chính là ước mơ có tính tới nguồn lực có thể thực hiện được – chắc chắn mình có thể làm được. ( Ước mơ là thứ mình muốn mà không thể làm được).

Biến Khát Vọng thành Niềm Tin

  • Khi khởi nghiệp thì thường chúng ta không có niềm tin vào chính bản thân mình. Người mà bạn cần phải thuyết phục được trước khi khởi nghiệp đó là chính bạn.

 

Điều Kiện Đủ: Kỹ Thuật Khởi Nghiệp

  • Có Niềm Tin Sau Đó Đi Học
  • Lên Kế Hoạch Hành Động
  • Đội Nhóm
  • Hành Động

 

Điều tiên quyết phải có Khát Vọng và Niềm Tin mãnh liệt

4 Điều Kiện Cần Có Khi Khởi Nghiệp Online

Điều Kiện 1: Khách Hàng Tiềm Năng (Người Có Nhu Cầu)

Điều Kiện 2: Sản Phẩm Theo Nhu Cầu Thị Trường (Sản Phẩm Đáp Ứng Được Nhu Cầu Của Khách Hàng)

Điều Kiện 3: Tài Chính

  • Gọi Vốn
  • Sử Dụng Vốn
  • Quản trị Vốn

Điều Kiện 4: Tạo Ra Hạ Tầng

  • Nhân Sự – Có người lãnh đạo
  • Công Nghệ – Sản xuất – Marketing – bán hàng – Logistics – CSKh)
  • Tài Sản Vô Hình (Uy Tín, Niềm Tin). Văn hóa doanh nghiệp, chất lượng hệ thông chiến lược, xây dựng thương hiệu

 

Phần 3: Hiểu Đúng Về Mô Hình Kinh Doanh

Kinh Doanh Truyền Thống

Kinh doanh truyền thống là hình thức kinh doanh mà người chủ cần đầu tư tiền vốn vào việc thuê mặt bằng, thuê nhân viên, mở cửa hàng để buôn bán

Kinh doanh dựa trên nền tảng vị trí địa lý: Vị trí cửa hàng, vị trí kho, khách hàng xung quanh vị trí cửa hàng, vị trí kho, mọi hoạt động bán hàng đều phải có sự hiện diện của con người.

Kinh Doanh Online là gì?

Kinh Doanh Online là việc sử dụng nền tảng Internet để tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng và bán hàng.

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online là Gì?

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online là bắt đầu một công việc kinh doanh trên môi trường internet bao gồm những người chưa bao giờ kinh doanh và những người kinh doanh truyền thống.

 

Quản Trị Rủi Ro Trước Khi Khởi Nghiệp

Giả sử phương án xấu nhất của xấu thì chúng ta vẫn có những kế hoạch kiểm soát rủi ro để sự thất bại , mất hết về trắng tay thì các ảnh hưởng sẽ là ảnh hưởng thấp nhất tới cuộc sống, sự nghiệp của chúng ta.

Sử dụng những nguồn lực nhỏ nhất, sẵn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình trên internet

 

Phần 4: 3 Gốc Rễ Của Thành Công – Hạnh Phúc – Thịnh Vượng

Trí Tuệ – Đạo Đức – Nghị Lực

  1. Rèn Luyện Bản Thân
  2. Bán Hàng online
  3. Kinh Doanh online
  4. Quan Hệ Khách Hàng
  5. Quản Trị Doanh Nghiệp
  6. Quản Trị Nhân Sự
  7. Dạy Con Cái
  8. Quan Hệ Vợ Chồng
  9. vvv……….

 

Gốc Rễ 1: Trí Tuệ – Tuệ (Hiểu Rõ và Đúng) – Dẫn Đường

  • Trí Tuệ giúp những người kinh doanh online trước hết là phát triển bản thân theo hướng tích cực từ suy nghĩ, niềm tin cho tới hành động thực tiễn.
  • Trong Bán Hàng – Trí Tuệ đó là có sự hiểu biết về thị trường, về khách hàng, về đạo đức khi bán hàng, về các chiến lược kinh doanh đúng đắn, lựa chọn các công cụ kinh doanh phù hợp, hiểu biết các công cụ quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chăm sóc khách hàngvvvvv…..
  • Trí Tuệ giúp người kinh doanh online hiểu được gốc rễ của sự thành công đó là Lòng Biết Ơn, Sự Cho Đi Vô Điều Kiện, Đó là bán hàng là tạo ra giá trị cho khách hàng cho cộng đồng cho xã hội và cho chính bản thân họ, cho gia đình họ.
  • Trí Tuệ giúp người làm kinh doanh hiểu rằng muốn thành công thì phải liên tục học hỏi, liên tục tiến lên và luôn phải bắt đầu từ chính mình. Hiểu biết về chính mình, định vị được bản thân sẽ giúp cho chúng ta Tự Tin trong mọi hoàn cảnh.
  • Trí Tuệ giúp chúng ta biết đâu là cơ hội, biết đâu là rủi ro, biết đâu là tiềm năng, điểm yếu, điểm mạnh để né tránh và phát huy.
  • vvvv…………………..

 

Gốc Rễ 2: Đạo Đức – Giới (Tình Yêu Thương) – Gắn Kết

  • Đạo Đức là yếu tố cốt lõi dẫn tới sự bền vững và hạnh phúc. Đạo Đức là công cụ gắn kết con người với con người, giữa người bán hàng và khách hàng, giữa vợ với chồng, giữa con cái và bố mẹ, giữa anh em, giữa người lãnh đạo và nhân viên vv……… Đạo đức là 1 trong 3 yếu tố then chốt quyết định thành công bền vững của người kinh doanh online.
  • Theo Luật Nhân Quả thì bạn làm việc gì thì bạn sẽ nhận lại việc tương ứng như vậy. Bạn làm việc tốt bạn sẽ nhận được những việc tốt hơn. Bạn cho đi những giá trị có ích cho xã hội, cộng đồng thì bạn sẽ nhận được tình yêu thương và lòng biết ơn từ họ. Bạn giúp đỡ khách hàng thì bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu mến của khách hàng. Bạn biết ơn khách hàng thì khách hàng sẽ yêu thương bạn, biết ơn bạn, tri ân bạn.
  • Ngày nay trong môi trường internet với tốc độ âm thanh thì những hành động việc làm vô đạo đức trong cuộc sống cũng như trong công việc kinh doanh sẽ ngay lập tức có thể gặp quả báo vì vậy để có thể thành công trong công việc kinh doanh online, khởi nghiệp kinh doanh online bạn cần phải trang bị cho mình một gốc rễ đạo đức thật là vững chắc.
  • Kinh doanh bằng sự tử tế, kinh doanh buôn bán là giúp đỡ khách hàng, Bán hàng là thấu hiểu khách hàng, Bán hàng là phục vụ, Khách hàng là trung tâm, khách hàng là người thân vv….. đó là những câu nói, những tuyên bố mà người bán hàng cần phải khắc ghi và hành động theo đúng ý nghĩa của nó.
  • Biến công việc kinh doanh của mình thành một công cụ để mình cống hiến cho cộng đồng cho xã hội giúp cho khách hàng của mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp cho nhiều gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp cho xã hội có nhiều tế bào mạnh khỏe hơn đó là sứ mệnh hướng đến của mỗi người kinh doanh, bán hàng thành công.

 

Gốc Rễ 3: Nghị Lực – Định (Dũng Cảm – Nhẫn Nại – Bình Tĩnh) – Thực Thi

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Onine hay Kinh Doanh Có kinh nghiệm thì đều đòi hỏi những người dấn thân phải có một nghị lực phi thường bởi bản chất công việc kinh doanh đã là một thử thách lớn với mỗi người tham gia. Để có được thành thông thì chúng ta cần phải giành thời gian hành động rất nhiều. Tính theo thang điểm 100 thì học và hiểu chiếm 20 điểm còn thực hành, làm, hành động chiếm tới 80 điểm tương ứng 20% thời gian là để học và hiểu và 80% là để Làm vì vậy quá trình làm cần sự Nhẫn Nại, Dũng Cảm, Bình Tĩnh hơn rất rất nhiều quá trình Học và Hiểu để có thể có được thành công.

  • Nghị lực là vượt qua nỗi sợ hãi
  • Nghị Lực là không bỏ cuộc
  • Nghị lực là dám làm
  • Nghị lực là làm cho tới khi ra được kết quả mong muốn
  • Nghị lực là sẵn sàng hành động vượt trên sự mong đợi của bản thân
  • Nghị lực là sẵn sàng hành động vượt trên sự mong đợi của khách hàng
  • Nghị lực là không chấp nhận số phận
  • Nghị lực là không chấp nhận hoàn cảnh
  • vv………….

Khó khăn mọi việc là đá thử vàng, nguy hiểm mọi đường là lò nung sắt” (Phan Bội Châu). Chính những hoàn cảnh bất như ý là dịp để con người tự đánh giá bản thân mình: đánh giá năng lực, trình độ nhận thức, đánh giá nhân phẩm đạo đức, sự tự tin, lòng kiên nhẫn v.v…, và là cơ hội để ta tự rèn luyện.

Bí Mật Thành Công

“Bạn nghĩ mình như thế nào bạn sẽ trở nên như thế”

“Những người có ở trong đầu thì sẽ có ở trên tay”

  • Bạn nghĩ mình sẽ trở thành tỷ phú bạn sẽ trở thành tỷ phú
  • Bạn nghĩ mình sẽ trở thành người bán hàng tài giỏi bạn sẽ trở thành người bán hàng tài giỏi.
  • Bạn nghĩ mình sẽ trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Bạn sẽ là người dẫn dầu trong ngành kinh doanh của bạn.
  • Bạn nghĩ bạn sẽ có một gia đình hạnh phúc bạn sẽ có một gia đình hạnh phúc
  • Bạn nghĩ bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh
  • Bạn nghĩ bạn sẽ có những mối quan hệ tuyệt vời bạn sẽ có những mối quan hệ việt vời
  • Bạn nghĩ bạn sẽ có những người thầy dẫn đường bạn sẽ có những người thầy dẫn đường.
  • Bạn nghĩ bạn sẽ có những nhân viên tuyệt vời bạn sẽ có những người đồng đội tuyệt vời
  • Bạn nghĩ bạn sẽ trở thành người bố tuyệt vời bạn sẽ trở thành người bố tuyệt vời
  • Bạn nghĩ bạn là một người chồng hạnh phúc bạn sẽ trở thành một người chồng hạnh phúc

“Niềm Tin Tích Cực” Bí Quyết Thành Công

Niềm Tin Là Gì?

  • Niềm tin là những gì mà chúng ta cho là đúng.
  • Niềm tin là những gì bạn tin vào, Nó không có đúng, không có sai, Nó không có tốt, Nó không xấu
  • Niềm tin sẽ dẫn đến hàng động làm hay không làm việc gì đó.
  • Tất cả những gì chúng ta đang làm là dựa trên những gì chúng ta cho là nó đúng
  • Mỗi người có niềm tin khác nhau
  • Hành động cũng không có xấu hay tốt
  • Kết quả của hành động mới là xấu hay tốt

Niềm Tin Tích Cực

Là thứ niềm tin cho bạn cảm xúc đặc biệt. Nó giúp cho bạn có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu, mong muốn và dự định của mình. Nó định hướng cho bạn có những quyết định và hành động đúng đắn. Ví dụ bạn tin mình sẽ là người thành công, và bạn nỗ lực vào điều đó.

Niềm Tin Tiêu Cực

Là thứ niềm tin xuất hiện khi mà bạn tự cho rằng điều bạn nghĩ là tiêu cực. Việc bạn tự nhận hoặc đánh giá sự việc theo hướng yếu kém cũng là thứ niềm tin khiến bạn đi vào ngõ cụt. Ví dụ: Bạn có niềm tin vững chãi rằng mọi người đang vô cảm, cả thế giới đang đi vào hồi diệt vong, nó dẫn đến việc bạn chẳng muốn làm gì cả.

Niềm Tin Giới Hạn

Đây là khái niệm trong tâm lý học hiện đại. Nó được dùng để chỉ những quan niệm, suy nghĩ, định kiến hoặc thiên kiến của bạn đối với sự vật, hiện tượng. Những suy nghĩ ấy có thể dẫn tới hành động, hướng đi mang tính chất nhất quán.

Bạn TIN vào điều gì thì điều đó sẽ trở thành hiện thực – Luật Hấp Dẫn luôn công bằng với tất cả mọi người.

 

Sức Mạnh Của Niềm Tin

Niềm tin tạo nên động lực

  • Nếu bạn muốn có được thành công trong cuộc sống, bạn nhất định phải có niềm tin. Chính niềm tin sẽ tạo nên động lực, tạo lên sự khích lệ để bạn có thể hướng đến những điều tốt đẹp, tích cực phía trước. Đặc biệt, hãy luôn tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào khả năng của mình. Khi có sự tin tưởng vào bản thân mình thì xác suất để bạn thành công là cao hơn rất nhiều.

Niềm tin là cánh cửa mở ra những chân trời mới, khơi dậy hoài bão

  • Ước mơ và hoài bão chẳng tự nhiên mà có. Nó được nuôi dưỡng từ chính niềm tin.

Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực

  • Niềm tin có thể giúp bạn xóa bỏ mọi rào cản, sự lười biếng, giúp khơi dậy nguồn năng lượng tích cực tiềm ẩn trong mỗi con người. Bên cạnh đó, niềm tin còn giúp kéo theo lòng nhiệt thành, sự học hỏi trong lòng mỗi người. Niềm tin sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và thu hút hơn. Niềm tin sẽ cho phép bạn kết nối với những suy nghĩ, năng lực và hành động khác trong con người bạn.

 

Cách Xây Dựng và Phát Triển Niềm Tin Tích Cực

Các hình thức tiếp cận

Cách 1: NGHE:

  1. Thông qua những gì ta nghe được ( Tiền Bạc, Sự Giàu Có, Hạnh Phúc, Khỏe Mạnh )

Cách 2: NHÌN

  1. Xung quanh bạn có những người cực kì thành công trong kinh doanh hay những nhà đầu tư tài giỏi?
  2. Tôi lấy ví dụ:
  • Bố mẹ bạn
  • Hàng xóm của bạn
  • Mọi người trong làng xã của bạn

Cách 3: TRẢI NGHIỆM

 

Tất cả mọi thứ bắt đầu từ suy nghĩ . Theo Luật Nhân Quả thì suy nghĩ của chúng ta không tự nhiên mà có. Chúng ta là người tạo ra những suy nghĩ vì vậy để có niềm tin tích cực bạn cần có những suy nghĩ tích cực.

Suy nghĩ tạo ra lời nói – Lời nói tạo ra Niềm tin

Khi ta nói ra Suy nghĩ của mình thì đó là một lần ta gửi thông điệp vào vùng tiềm thức của chúng ta, một vùng sâu sa trong bộ não của chúng ta.

Khi Bạn nói lặp đi lặp lại vớ số lượng đủ lớn thì nó tạo ra Niềm tin cho chúng ta. Khi Niềm tin đó trở thành miền tiềm thức của chúng ta thì nó trở thành trân lý của chúng ta. Nó là một nguồn sức mạnh bên trong vô cùng lớn hỗ trợ những hành động bên ngoài của chúng ta một cách mạnh mẽ.

Suy Nghĩa Tích Cực == >> Lời Nói Tích Cực == >> Niềm Tin Tích Cực == >> Cảm Xúc Tích Cực

Các bước cần làm

Bước 1: Hãy viết xuống

  • Viết Xuống Những Suy Nghĩ Tích Cực

Bước 2: Hãy bắt đầu bằng những tuyên bố tích cực

  • Hãy bắt đầu bằng những mục tiêu lớn cụ thể

Bước 3: Hãy Chia sẻ những Mục Tiêu Lớn của Bạn cho mọi người

  • Hãy Chia sẻ những tuyên bố tích cực này với đồng nghiệp, bạn bè người thân

” Thu nhận những lời nói tích cực, bỏ ngoài tai những lời tiêu cực “

  • Số lượng lần chia sẻ của bạn với người khác càng nhiều thì khả năng củng cố niềm tin của bạn vào điều đó càng lớn.
  • Khi số lượng chia sẻ đủ lớn thì bạn sẽ có được một niềm tin mãnh liệt, từ đó bạn sẽ có những cảm xúc tích cực để chiến thắng mọi trở ngại, rào cản trên con đường chinh phục những mục tiêu.

Bước 4: Nuôi Dưỡng và Kiểm Soát Cảm Xúc

  • Hãy nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, loại bỏ cảm xúc tiêu cực, quản trị cảm xúc mọi lúc mọi nơi để vừng vàng vượt qua mọi rào cản trên con đường chinh phục sự giàu có, khỏe mạnh và hạnh phúc.
  • Cảm xúc là vũ khí giúp bạn thành công và trở nên giàu có. Cảm xúc cũng chính là con quỷ giết chết bạn trên đường chinh phục mục tiêu

 

Phần 5: 3 Rào Cản Khiến Bạn Chưa Kinh Doanh Trên Internet – Việc Cần Làm Ngay

Rào Cản 1: SỰ ỔN ĐỊNH

Tư duy ổn định sẽ kéo bạn xuống hộ sâu và từ từ giết chết bạn

Sự ổn định sẽ mãi mãi không tồn tại trong thực tiễn, trái đất liên tục quay, nhân loại luôn luôn phát triển, con người ngày càng đông đúc hơn, vật chất ngày càng khan hiếm, cơ hội ngày càng bị sản sẽ bớt đi. Và sự ổn định chỉ là mơ ước bởi sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn.

Rào Cản 2: NỖI SỢ

Con người thường không hành động bởi 2 nỗi sợ: sợ không có đủ và sợ không được yêu thương

Sợ không có đủ:

  • Sợ không đủ kiến thức
  • Sợ không đủ thời gian
  • Sợ không có đủ tiền
  • Sợ không có đử nhân lực
  • Sợ không có đủ công cụ
  • vv….

Sợ Không Được Yêu Thương

  • Yêu thương là một trong 4 tử huyệt cảm xúc của con người
  • Mà con người quyết định mọi việc dựa trên cảm xúc
  • Nỗi sợ không được yêu thương làm cho con người không dám làm gì cả
  • Họ sợ mọi người chê bai
  • Họ sợ mọi người coi thường
  • Họ sợ mọi người thấy mình kém cỏi
  • Họ sợ mọi người không tôn trọng mình
  • Họ sợ gia đình ngăn cản
  • Họ sợ cộng đồng ném đá
  • vv…

Tổng Hợp Những Điều Này sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong Tâm Trí của Bạn

Rào Cản 3: Sự Hỗn Loạn

Nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng trong quá trình kinh doanh

  • Bạn phải chịu trách nhiệm và tự mình làm hầu hết mọi việc
  • Bạn không biết mình phải phát triển kinh doanh như thế nào
  • Bạn đang đi sai hướng
  • Bạn bị sa lầy vào công nghệ
  • Bạn không biết tập trung vào đâu

Khủng Hoảng Tinh thần :

  • Bản chất con người luôn nghi ngờ về niềm tin của mình.
  • Sự nghi ngờ này sẽ càng thắng thế khi bạn gặp phải những rào cản, những trở ngại, những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
  • Sự nghi ngờ làm cho niềm tin của bạn bị lung lay nó là khởi đầu cho sự hỗn loạn trong suy nghĩ, trong hành động của bạn. làm cho cuộc sống của bạn đảo lộn dần đi tới sự bế tắc.

Trong Kinh Doanh

  • Khách hàng bỏ đi
  • Doanh số sụt giảm
  • Nhân viên làm việc không hiệu quả
  • Nhân viên tách ra làm riêng
  • Tài chính mất cân đối thu chi
  • Những khoản vay gần tới ngày đáo hạn
  • Bạn vùng vẫy trong hàng tá vấn đề
  • Bạn muốn thoát ra khỏi hiện tại
  • Bạn không biết bắt đầu từ đâu
  • Bạn lao vào làm việc. Lúc này bạn sẽ làm việc nhiều hơn không phải là 8h 1 ngày nữa mà là 12 đến 16 tiếng 1 ngày
  • Bạn bỏ bê gia đình vợ con
  • Bạn bắt đầu vướng vào những cuộc cãi vã, xung đột gia đình
  • Bạn bắt đầu vướng vào những cuộc tranh cãi nảy lửa với nhân viên, đồng nghiệp vv….
  • Cảm xúc của bạn bắt đầu tồi tệ
    • Bạn bắt đầu tập trung vào những điều tiêu cực
    • Bạn bắt đầu nói ra những điều tiêu cực
    • Hành động của bạn bắt đầu tiêu cực và mất kiểm soát
  • Mọi thứ tồi tệ dường như cùng 1 lúc đổ ập lên đầu bạn
  • Bạn bắt đầu mất kiểm soát, và cuộc sống của bạn ngày càng tồi tệ hơn, công việc của bạn ngày càng tồi tệ hơn.
  • Mỗi ngày của bạn tràn ngận những âu lo, và dường như không có lối thoát.
  • Người Thành Công Liên Tục Tìm Cách Chinh Phục Sự và Điều Khiển Sự Hỗn Loạn Về Tinh Thần. Họ Không ngăn được những sự hỗn loạn về tinh thần diễn ra nhưng họ luôn biết cách phản ứng một cách chính xác và tích cực với những vấn đề đó. Họ luôn tìm giải pháp để đem lại kết quả tuyệt vời nhất.

 

  • Họ luôn biết ơn những điều xảy đến với họ. Sự khác biệt chỉ xuất hiện tại những bước ngoặt. có người qua được khúc cua và về đích có người không qua được và lao xuống vực sâu, có người thì sợ hãi quay đầu, có người thì từ từ chậm chạp đi qua khúc cua. Người thành công luôn chuẩn bị cho mình một sức mạnh tuyệt đối, những kỹ năng tuyệt vời được rèn luyện để đương đầu với những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp.

 

Khủng Hoảng Thể chất :

  • Hầu hết chúng ta khi bắt đầu công việc kinh doanh dưới mô hình cá nhân hoặc hộ gia đình. Chúng ta sẽ phải đảm nhận rất nhiều trọng trách, rất nhiều công việc trong hoạt động kinh doanh của mình để đảm bảo nó ổn.
  • Chúng ta phải làm tất cả các công việc để giảm thiểu chi phí, chúng ta phải làm việc nhiều giờ liên tục trong nhiều năm để đảm bảo công việc được thuận lợi. Thời gian đối với chúng ta dường như không lúc nào đủ. Chúng ta luôn luôn trong tình trạng làm việc quá tải không có thời gian ngủ.
  • Tôi đã từng 3 năm liền ngủ 1 ngày 3 4 tiếng để bắt đầu khởi nghiệp những công việc kinh doanh của mình.
  • Cùng với đó là ăn uống thất thường triền miên, không có giờ giấc cố định, bữa sáng thậm chí còn không có trong khái niệm ăn uống, bữa trưa thì không có thời gian cố định, bữa tối thì có thể là 11h đêm hoặc 12h đêm thậm trí 3h sáng hôm sau mới là bữa tối. Luôn luôn là sự vội vàng, sự bận bịu. Công việc luôn đeo bám và theo chúng ta vào từng bữa ăn, từng giấc ngủ cái gì cũng phải tranh thủ cái gì cũng phải tiết kiệm thời gian, cái gì cũng phải nhanh. Mọi việc đang chờ được hoàn thành bởi chúng ta.
  • Ăn cũng chớp nhoáng, nghỉ chớp nhoáng thậm chí là ngủ gà ngủ gật ngay tại nơi làm việc, thiếp đi mà không biết mình đang ngủ và tỉnh dậy lại vật lộn chiến đấu với hàng đống công việc đang đợi mình hoàn thành.
  • Tới khi về tới nhà chân của bạn không còn nhấc nổi nữa, hai đầu gối gần như rụng rời, đôi bàn chân khó khăn lê từng bước nhọc nhằn, bạn nằm vật xuống giường và chẳng kịp nghĩ về cái gì nữa vì bạn đã nhanh chóng lạc vào giấc ngủ mệt nhọc từ lúc nào không hay thậm trí là vẫn còn nguyên bộ quần áo lấm lem trên người, đôi bàn tay bàn chân bẩn thỉu, khuôn mặt nhem nhuốc.
  • Đó là tôi cách đây 3 năm về trước đó các bạn ah.
  • Những điều này diễn ra từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác.Tất cả đều là những điều mà người khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng phải nếm trải phải chinh phục.
  • Cuộc sống của một người kinh doanh, một người khởi nghiệp đơn độc nó là như vậy đó.

Khi chúng ta làm kinh doanh thì tình trạng hỗn loạn về thể chất bắt đầu từ tình trạng thiếu ngủ triền miên.

  • Tôi đã từng khởi nghiệp kinh doanh với bạn gái của tôi cũng chính là người vợ tuyệt vời của tôi bây giờ. Chúng Tôi đã phải làm hầu như tất cả mọi việc từ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhu cầu khách hàng, tìm kiếm sản phẩm đáp ứng nhu cầu phân tích sản phẩm, marketing, tiếp khách, bán hàng, giao nhận hàng vv…. Chúng Tôi làm gần như tất cả mọi việc để có thể kiếm được những đồng tiền đầu tiên.
  • Mọi việc sẽ vẫn ổn cho tới khi công việc kinh doanh của chúng tôi phát triển lên, chúng tôi bị quá tải, thời điểm cao điểm tôi làm 16 tiếng một ngày gần như tôi không ngủ và tôi bắt đầu thấy kiện sức sau 2 3 năm làm việc không ngừng như vậy.
  • Sức khỏe bắt đầu giảm sút. Cơ thể bắt đầu không chịu được những áp lực, thần kinh bắt đầu yếu đi biểu hiện bởi những đợt nhức đầu thường xuyên. Cơ thể tôi dần nhạy cảm với thời tiết hơn. Mọi chuyện bắt đầu tồi tệ hơn. Tôi bắt đầu nhận thấy một tương lai khó khăn trước mắt nếu tôi tiếp tục làm việc như vậy và tôi bắt đầu phải thay đổi.
  • Nếu không Tôi sẽ chết trước khi tới ngày kháng chiến thành công.
  • Nếu bạn đã hoặc đang trên con đường khởi nghiệp kinh doanh Tôi tin bạn sẽ cảm nhận được chính xác những điều này đang diễn ra hàng ngày với cuộc sống của bạn.

Hậu Quả của Sự Hỗn Loạn Thể Chất

  • Sức Khỏe giảm sút, cơ thể suy sụp ốm yếu, trạng thái cơ thể luôn luôn uể oải bạn không muốn ăn, bạn không muốn vận động, bạn không muốn giao tiếp. Bạn như không còn chút năng lượng nào.
  • Khi sức khỏe giảm sút, bệnh tật kéo đến thì mọi thứ xung quanh chúng ta đều u ám, mọi điều tốt đẹp trở nên tồi tệ. sự căng thẳng bắt đầu diễn ra, các cuộc xung đột bắt đầu nổ ra vô cớ và mọi việc ngày càng tồi tệ, công việc kinh doanh vì thế mà gặp rắc rối, khó khăn rất nhiều và vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.

May mắn tôi biết được rằng bất kể ai trở nên giàu có, trở thành triệu phú, tỷ phú từ hai bàn tay trắng đều phải nếm trải sự hỗn loạn về thể chất này. Họ khác biệt với phần còn lại ở chỗ họ gặp rắc rối với sự hỗn loạn nhưng Họ không đầu hàng, Họ luôn học hỏi và tìm cách để giúp bản thân mình thoát ra khoải sự hỗn loạn đó. Họ tin rằng và Họ biết rằng chỉ có chính mình mới giúp được mình mà thôi.

 

Khủng Hoảng Các Mối Quan Hệ

  • Khi chúng ta bước vào con đường khởi nghiệp kinh doanh thì bất kì ai cũng phải hy sinh các mối quan hệ.
  • Bạn không còn thời gian để giành cho bạn bè, gia đình, cộng đồng.
  • Sau một thời gian khi bạn thờ ơ với họ thì họ cũng rời xa bạn, không còn giữ mối quan hệ, không còn quan tâm tới bạn như bạn đã thờ ơ và không còn quan tâm tới họ như trước.
  • Bạn sẽ đánh mất uy tín bởi không giữ được lời hứa tới những cuộc hẹn, những bữa tiệc của bạn bè, người thân vv… và lâu rồi họ sẽ không còn mời bạn nữa vì họ biết bạn sẽ không đến.
  • Thời điểm này công việc của chúng ta luôn ngập đầu, việc gì cũng quan trọng cần chúng ta tự tay giải quyết.  Công việc luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Nó là cuộc sống của chúng ta và chúng ta không còn để ý tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh, chúng ta không còn để ý tới tâm trạng thái độ của người khác nữa vì chúng ta đã quá bận rộn với công việc của mình. Dần chúng ta trở thành con người tồi tệ trong mắt người khác.
  • Gia đình chúng ta Vợ, Con, Bố Mẹ của chúng ta là người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ công việc kinh doanh của chúng ta. Chúng ta luôn tập trung vào công việc, luôn làm việc 13h đến 16h mỗi ngày, chúng ta hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với những khó khăn, những áp lực đến từ khách hàng, từ công việc và từ chính sự hỗn loạn của tâm trí mình. Những điều đó bạn đem chúng về nhà và làm cho không khí gia đình cũng luôn căng thẳng và mệt mỏi như chính bạn đang phải chịu đựng.
  • Mối quan hệ vợ chồng sứt mẻ, mối quan hệ bố con, mẹ con bắt đầu xa cách bởi bạn không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để giành cho họ những khoảnh khắc tuyệt vời. Bạn cần làm nhiều thì mối quan hệ của vợ chồng con cái càng xa cách. Vợ chồng con cái không còn tôn trọng yêu quý bạn nữa. sự cô đơn, sự đơn độc là nỗi đau lớn nhất mà những người khởi nghiệp kinh doanh phải chiến đấu một mình.

Niềm Tin Tích Cực Vượt Qua Rào Cản

  • Khủng hoảng mối quan hệ là tâm lý trung và rào cản mà tất cả mọi người làm kinh doanh đặc biệt là những người mới khởi nghiệp kinh doanh gặp phải và phải vượt qua để thành công.
  • Việc đồng thời phát triển công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân của bạn hoàn toàn có thể.
  • Bạn hoàng toàn có thể giải quyết khủng hoảng mối quan hệ để trở nên Giàu có và Hạnh Phúc.

Cách Để Vượt Qua Nỗi Sợ

  • Lao thẳng tới Nỗi Sợ và Chiến Đấu với nó cho đến khi chiến thắng

Cách Để Giải Quyết Khủng Hoảng

  • Tất cả những rào cản này mang đến cho bạn cảm giác hỗn loạn, bạn không biết phải làm gì bây giờ, bạn đang ở ngã ba đường, không biết rẽ lối nào cho đúng để đi đến đích mà ít rủi ro nhất. Bạn yên tâm đây là tâm lý trung của tất cả mọi người. Việc của bạn là phải liên tục học hỏi và tìm ra cho mình công thức thành công phù hợp với điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của mình.
  • Những người thành công là những người tìm ra cách chinh phục được sự hỗn loạn tại thời điểm khó khăn nhất, thời điểm bước ngoặt mà bản thân họ cần phải đưa ra một quyết định đúng đắn ( có thể nói là thời điểm sinh tử trong sự nghiệp kinh doanh của họ ).
  • Người Thành công không bỏ cuộc, Người thành công luôn tìm kiếm giải pháp bằng sự sáng tạo và đổi mới. Họ luôn tạo nên sự đột phá trong sự nghiệp cũng như trong cuộc đời họ tại những thời khắc khó khăn nhất.

Bước Một : Xác Định Chính Xác Yến Tố Khủng Hoảng

Bước Hai: Xác Định Nguyên Nhân Xảy Ra Khủng Hoảng

Bước Ba: Giải Quyết Khủng Hoảng

  • Chịu Trách Nhiệm, Thấu Hiểu, Lắng Nghe
  • Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Của Đối Phương
  • Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Của Bản Thân
  • Quản Trị Thời Gian
  • Đáp Ứng Tốt Nhu Cầu Của Đối Phương
  • Nhận Lỗi, Xin lỗi và Yêu Cầu Tha Thứ Chân Thành
  • Giành Quỹ Thời Gian Cho Các Mối Quan Hệ
  • Kiên Trì Không Bỏ Cuộc
  • Tìm Kiếm Một Chuyên Gia Để Xin Lời Khuyên Phù Hợp
  • vv……

 

Lựa Chọn Của Bạn Trước Khủng Hoảng Mối Quan Hệ

  1. Lựa chọn 1: Chấp nhận sự hỗn loạn và để nó quấy phá bạn mỗi ngày
  2. Lựa chọn 2: Từ bỏ và quay lại làm việc cho người khác
  3. Lựa chọn 3: Chinh phục sự hỗn loạn và bắt đầu sống như một doanh nhân thành đạt.

 

Phần 5 Thay Đổi Hay Là Chết

Điều tôi muốn bạn biết là bạn đừng tin những gì tôi nói mà hãy trải nghiệm những gì tôi chia sẻ với bạn bằng những hành động cụ thể phù hợp với con người, công việc hiện có của bạn.

Phải Tham Gia Nếu Muốn Sống

Thế Kỷ 21 là Thế Kỷ Của Sự Biến Đổi Mạnh Mẽ

  • Giờ không còn là thời điểm tham gia hay không tham gia nữa. Bây giờ, tại khoảnh khắc này bạn phải quyết định tham gia hay bị bỏ lại ở phía đáy của hố sâu của sự thất bại và bạn nhanh chóng phải nhận những kết quả với vai trò là nạn nhân của cuộc cách mạng kinh doanh online của thế kỷ 21.

 

  • Cuộc cách mạng kinh doanh online mang đến cho rất nhiều người, rất nhiều doanh nghiệp những cơ hội phát triển mới, những động lực phát triển mới. giúp biến đổi rất nhiều con người, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ và đột biến nhưng Cuộc cách mạng kinh doanh online cũng đem đến vô cùng những khó khăn, thách thức, sự hỗn loạn cho những cá nhân và doanh nghiệp không chịu bước ra khỏi vùng an toàn ảo tưởng của mình. Kết quả là Họ nhanh chóng trở thành một trong các nạn nhân hy sinh đầu tiên bởi ảnh hưởng của cuộc cách mạng kinh doanh online.

Nhanh Chóng Vượt Qua Rào Cản

  • Để nhanh chóng vượt qua rào cản Bạn phải nhanh chóng xây dựng cho mình những niềm tin tích cực từ đó tạo cho bạn động lực mãnh liệt, sự tự tin và sự tập trung có mục đích rõ ràng.
  • Với kinh nghiệm thực tế của tôi
  • Tôi chỉ tin những gì tôi thấy, tôi trải nghiệm

Tìm kiếm hình mẫu thành công

  • Vậy để củng cố niềm tin cho mình tôi thường tìm đến những nơi có những người thành công, tìm đến những người thành công, quan sát họ và học hỏi, nghe họ nói chuyện thành công của họ.

Đọc sách của những người thành công

Tham gia cộng đồng những người thành công

  • Và kinh nghiệm của tôi là khi bạn thấy 100 người tham gia và lĩnh vực nào đó mà có 80% những người tham gia thành công thì tỷ lệ bạn tham gia thành công là rất lớn.

Tham gia các khóa học về phát triển bản thân

  • Rào cản lớn nhất không phải là ai khác mà đó chính là bản thân bạn, chính là suy nghĩ của bạn, tư duy của bạn sẽ quyết định bạn vượt qua hay bạn ở lại chỗ bạn đang tồn tại. Nó sẽ quyết định bạn tồn tại hay tỏa sáng ở trong thế giới này.

Nhanh chóng tạo cho mình những tư duy đúng ( tư duy tích cực ) – tổng hợp cho mình những chiến lược đúng và sở hữu cho mình những công cụ đúng để vững vàng bước vào cuộc cách mạng kinh doanh online thành công.

Sự Khác Biệt Giữa Người Thành Công Và Thất Bại

 

Rào Cản Lớn Nhất Là Nỗi Sợ Hãi

Nỗi Sợ Hãi là Gì?

Nỗi Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên, mạnh mẽ và nguyên thủy của con người. Nó liên quan đến phản ứng sinh hóa phổ quát cũng như phản ứng cảm xúc cá nhân. Nỗi sợ hãi sẽ cảnh báo chúng ta về sự xuất hiện của nguy hiểm hoặc mối đe dọa có thể gây tổn hại, cho dù mối nguy hiểm đó là thể chất hay tâm lý.

2 Loại Nỗi Sợ Hãi Phổ Biến

Sự sợ hãi luôn là lý do khiến mọi công việc của bạn ngừng trệ, và điều tệ hại hơn là chưa bắt đầu đã thất bại. Không ít bạn trẻ có nhiều ý tưởng kinh doanh hay, độc đáo nhưng lại không dám để bắt đầu. Và luôn có một câu hỏi: Khởi nghiệp thất bại do đâu? Thật sự bắt đầu của thất bại đều bắt đầu từ 1 chữ “sợ”. Sợ thất bại, sợ cạnh tranh, sợ không có ai ủng hộ…. tất cả nỗi sợ đều khiến bạn nản lòng, chùn chân và trên hơn hết không có sự tiến bộ. Khởi nghiệp không ai có thể đảm bảo chắc chắn mình sẽ thành công, nhưng những nỗi sợ sẽ khiến con đường khởi nghiệp thất bại của bạn càng gần hơn. Bạn đã sợ những gì? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

 

Con người thường không hành động bởi 2 nỗi sợ: sợ không có đủ và sợ không được yêu thương

Sợ không có đủ:

  • Sợ không đủ kiến thức
  • Sợ không đủ thời gian
  • Sợ không có đủ tiền
  • Sợ không có đử nhân lực
  • Sợ không có đủ công cụ
  • Sợ mất tiền
  • Sợ rủi ro
  • Sợ nợ nần
  • vv….

Sợ Không Được Yêu Thương

  • Yêu thương là một trong 4 tử huyệt cảm xúc của con người
  • Mà con người quyết định mọi việc dựa trên cảm xúc
  • Nỗi sợ không được yêu thương làm cho con người không dám làm gì cả
  • Họ sợ mọi người chê bai
  • Họ sợ mọi người coi thường
  • Họ sợ mọi người thấy mình kém cỏi
  • Họ sợ mọi người không tôn trọng mình
  • Họ sợ gia đình ngăn cản, phản đối
  • Họ sợ cộng đồng ném đá
  • Họ sợ moi người thất vọng
  • Họ sợ sai
  • vv…

Tổng Hợp Những Điều Này sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong Tâm Trí của Bạn

Nhanh chóng tạo cho mình những tư duy đúng ( tư duy tích cực ) – tổng hợp cho mình những chiến lược đúng và sở hữu cho mình những công cụ đúng để vững vàng bước vào cuộc cách mạng kinh doanh online thành công.

 

Phần 6 Bí Quyết Giúp Bạn Hàng Động Mạnh Mẽ Trong Kinh Doanh

Công Thức Của Sự Thay Đổi

D x V x FS > R

  • D = Dissatisfaction: Nỗi đau nếu không làm
  • V = Vision: Mục Tiêu Hướng Đến – Điều Đạt Được khi làm – Kỳ Vọng
  • Fs = First Steps: hành động đầu tiên
  • R = Reluctance or Resistance: Rào cản/sự kháng cự

 

  • Chúng ta ai cũng muốn mình đạt được rất nhiều mục tiêu, rất nhiều ước mơ nhưng không phải ai cũng có thể hành động mạnh mẽ và kiên trì để theo đuổi những mục tiêu, những ước mơ đó của mình.
  • Hầu hết chúng ta bị rơi vào sự hỗn loạn trong tâm trí, hành động và trong các mối quan hệ.
  • Hầu hết chúng ta không biết bắt đầu từ đâu
  • Hầu hết chúng ta không biết phải làm gì
  • Công thức của sự thay đổi chỉ giúp bạn thật sự thay đổi khi bạn bắt đầu hành động để rút mình ra khỏi vùng thoải mái và đương đầu với những rào càn phía trước
  • Bất kể biến số nào bằng 0 thì sẽ không có chuyện gì xảy ra trong cuộc đời bạn. Nó sẽ là công thức của sự cân bằng và ổn định.
  • Bí Mật: thực tiễn công thức này không bao giờ cân bằng có chăng chỉ sự ổn định và cân bằng chỉ là niềm tin của bạn mà thôi và Tôi tin sởm muộn gì bạn cũng sẽ phải đối mặt với sự khủng hoàng bởi nó là quy luật vận động phát triển của vũ trụ.

 

Mọi Người Thường Làm Gì Với Công Thức Thay Đổi

  • Có người thờ ở bỏ qua
  • Có người sẽ viết, đọc, hiểu, biết mình phải làm gì và chẳng làm gì cả
  • Có người hành động nhưng hời hợt, cho song và cũng không đem lại kết quả gì cả
  • Có người sẽ hành động mạnh mẽ quyết liệu để biến đổi bản thân mình, biến đổi công việc của mình, biến đổi cuộc sống của mình.

Lựa chọn là ở Bạn.

Ví Dụ Về Sự Thay Đổi

Vấn Đề Gặp Phải

  • Công việc kinh doanh truyền thống của bạn đang gặp khó khăn: mất khách hàng, giảm doanh số, giảm lợi nhuận, nguy cơ đóng cửa vv

 Điều Bạn Muốn

  • Có nhiều khách hàng biết đến, bán được nhiều hàng, kiếm được nhiều tiền hơn, có tiền mua sắm cái nhà cửa xe cộ, đi du lịch, cho con cái ăn học trường tốt, chăm sóc sức khỏe bản thân

Rào Cản

  • Không biết công nghệ
  • Không biết cách làm
  • Không biết chữ
  • Không có đủ thời gian
  • Không tự tin
  • Không có tiền
  • Sợ người khác chê cười
  • Sợ mất tiền
  • Sợ không có hiệu quả
  • Sợ mất thời gian

Hành Động Đầu Tiên

 

Bật Máy Tính Lên – Vào Google Search từ khóa “Dạy kinh doanh online” – Điền Form Đăng Ký 1 Khóa Học Về Xây Dựng Hệ Thống Bán Hàng Online ( Có thể miễn phí) – Chuyển Khoản ( Nếu Mất Phí) – Tham Gia Vào Khóa Học – Tham Gia Đầy Đủ, Ghi Chép Đầy Đủ.

  • Học cách thu hút khách hàng
  • Học cách bán hàng
  • Học cách chăm sóc khách hàng
  • Học cách đầu tư
  • Học cách ăn uống lành mạnh,
  • học cách luyện tập thể dục,
  • học cách luyện tập trí não
  • vv…

 

Công Thức Thay Đổi Của Bạn

D x V x FS > R

  • Bạn cần phải biết điều này nếu bạn muốn đạt được điểm kỳ vọng, bạn muốn đạt được điều mình mong muốn thì bạn phải biết chính xác bạn đang gặp vấn đề gì? Rào cản nào khiến bạn không giải quyết được vấn đề đó và hành động nào sẽ giúp bạn vượt qua rào cản để thay đổi và tiến tới những mục tiêu mong muốn của mình.

 

Như ví dụ trên:

  • Bạn đang gặp nỗi đau là khách hàng ngày càng thưa vắng, doanh số sụt giảm, lợi nhuận tụt dốc không phanh. Bạn muốn là thật nhiều khách hàng biết đến cơ sở kinh doanh của mình. Rào cản là bạn không có kiến thức, không biết cách làm. Hành động đầu tiên là đi học hỏi những người đã thành công trong lĩnh vực thu hút khách hàng tiềm năng, mua sách về bán hàng về đọc vv……

Thay Đổi Hay Là Chết

Kinh Doanh Không Có Gì Bí Ẩn

Bí Ẩn Là Gì?

  • Bí ẩn là thứ gì đó không thể hiểu, không thể biết, không thể khám phá, nó là một cái gì đó dành riêng, bí mật
  • Kinh Doanh Không Có Gì Bí Ẩn cả đừng bao giờ nói bạn không biết cái này, không giỏi cái kia, mọi thứ đề sẵn có để cho bạn tham khảo, học hỏi và tiến lên mỗi ngày.
  • Nếu bạn muốn biết, muốn học, muốn làm thì bạn sẽ biết được, sẽ học được, sẽ làm được. Không cái gì là bí ẩn cả

Niềm Tin Tích Cực: Người khác làm được thì bạn cũng có thể làm được

 

Phương Tiện Để Biến Bí Ẩn trở nên Rõ Ràng

  • Sách
  • Google
  • Youtube
  • Những người Thầy
  • Bạn Bè
  • Đồng Nghiệp
  • Người Thân
  • Đối Thủ
  • Thị Trường
  • Khách Hàng
  • vv……….

” Thành công thì có công thức nhưng không có công thức để thành công ” _ Shark Hưng.

Muốn thành công phải liên tục thay đổi, liên tục hỏi hỏi, liên tục tiến lên để vượt qua rào cản là chính mình. Thành công là Làm – Điều Chỉnh – Làm Cho Tới Khi Thành Công – Thành Công Là Không Bỏ Cuộc

 

 

Kinh Doanh Online: Nghĩ Lớn Để Thành Công

Nghĩ Lớn Là Như Thế Nào?

  • Nghĩ lớn là nghĩ những điều ngoài sức tưởng tượng của mình. Bạn sẽ tạo ra được những gì bạn nghĩ được, hình dung được, cụ thể hóa nó được bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hình ảnh.

 

Phần 7: Tại sao phải NGHĨ LỚN ngay từ khi bắt đầu Kinh Doanh Online?

9 Lý Do Bạn Cần Phải NGHĨ LỚN ngay từ khi bắt đầu Kinh Doanh Online

1.Kinh Doanh Online Không Có Sự Giới Hạn

  • Kinh doanh online không giới hạn không gian, vị trí địa lý,
  • Kinh doanh online không giới hạn thời gian, múi giờ
  • Kinh doanh online không giới hạn số lượng khách hàng
  • Kinh doanh online không giới hạn hàng hóa, ngành nghề
  • 1 người cũng có thể kinh doanh online
  • 1 người cũng có thể kinh doanh online và tạo ra hàng triệu đô la
  • Không có lý do gì có thể ngăn cản được bạn nghĩ lớn và đặc ra những mục tiêu lớn cho cuộc đời của mình.

2.Bất kể ai cũng có quyền và có thể nghĩ lớn.

3.Nghĩ lớn giúp bạn xác định rõ ràng mình nằm ở top 4% dẫn đầu trong tất cả mọi lĩnh vực bạn tham gia.

  • Để Thành công bạn cần phải tách mình ra khỏi 96% phần còn lại của thế giới. Bạn cần phải ở trong top 4% những người xuất sắt trong xã hội, trong ngành nghề kinh doanh của bạn.

4. Những người thành công, giàu có, vĩ đại có những điểm chung tuyệt vời: suy nghĩ lớn

  • mục tiêu lớn và làm việc hết mình, cống hiến hết mình để đạt được những mục tiêu đó.

5.Suy Nghĩ Lớn chính là động lực thúc đẩy những người thành công làm nên những điều vĩ đại trên thế giới loài người.

  • Những tòa nhà chọc trời
  • Máy bay
  • Tên lửa
  • Tầu vũ trụ
  • Đường hầm
  • Tầu ngầm
  • Các phát minh
  • Các sáng chế
  • Và rất nhiều điều tuyệt vời khác nữa

6.Đằng nào cũng mất một khoảng thời gian như nhau để suy nghĩ tốt nhất chúng ta NGHĨ LỚN

  • để TRƯỞNG THÀNH hơn, THÀNH CÔNG LỚN hơn.

7.Độ Lớn Suy Nghĩ của bạn quyết định Độ Lớn của những thành công của Bạn trong tương lai

8.Điều duy nhất bạn có thể tự quyết định được đó là Suy Nghĩ.

  • Điều có giá trị lớn nhất đối với bạn đó là những Suy Nghĩ Lớn của bạn.

9.Một người nghĩ lớn còn không dám nghĩ thì không bao giờ đạt được những thành tựu lớn lao.

 

Cách Để Nghĩ Lớn Và Thành Công Trong Kinh Doanh Online

1_Xây dựng Suy Nghĩ và Niềm Tin Tích Cực:

  • Bạn Phải Chiến thắng kẻ thù lớn nhất đó là Chính Bản Thân. Bạn cần phải khẳng định bạn có khả năng để làm được mọi thứ mình nghĩ
  • Gặp Gỡ NGƯỜI Có Những Suy Nghĩ Lớn, NGƯỜI Thành Công Lớn
  • Nghe những CÂU CHUYỆN của những người thành công vĩ đại
  • Đọc những quyển SÁCH của các doanh nhân, vĩ nhân thành công
  • Những người thành công, giàu có và thành đạt luôn có những tố chất như thái độ tích cực, hành động mạnh mẽ khôn ngoan, Kiên trì, đam mê.
  • Hầu hết mọi người không dám nghĩ lớn.
    • bởi bản thân họ không tin mình có thể làm được.
    • Họ sợ không có đủ kiến thức, không có đủ kinh nghiệm, không đủ tài chính, không có đủ mối quan hệ.

2_Nói ra những suy nghĩ của mình.

Suy Nghĩ Lớn được nói ra sẽ tạo cho bạn Niềm Tin tích cực trong tiềm thức của mình.

3_Hành Động Nhanh và Mạnh Mẽ

4_Đặt Mục Tiêu Sau Lớn Hơn Mục Tiêu Trước

5_Liên Tục Học Tập và Phát Triển Bản Thân

6_Kiên Trì, Không Bỏ Cuộc Trong Mọi Hoàn Cảnh

7_Quản Trị Rủi Ro

  • Suy nghĩ lớn nhưng phải hết sức thực tế với khả năng và năng lực của mình để đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ hơn trên con đường trinh phục những đỉnh cao lớn. liên tục ăn mừng tại những thời điểm đạt được mục tiêu nhỏ để tăng cường, củng cố niềm tin và sự hưng phấn cho tinh thần.
  • Nghĩ lớn đồng nghĩa Nó khiến bạn cũng phải đối mặt với rủi ro lớn. Biến rủi ro thành lợi thế, thành bài học bằng cách phân tích những sai lầm, những thất bại để tìm ra những con đường mới để tiến đến thành công
  • Tự hoàn thiện bản thân liên tục qua những trải nghiệm đắt giá luôn giữ tinh thần chiến binh không lùi bước. Thất bại và rồi lại đứng lên trên đường hành quân chiến đấu để tiến tới mục tiêu là chuyện bình thường, Những người vĩ đại nhất thế giới cũng phải thất bại nhiều lần mới có được thành quả vĩ đại.
  • Nhanh chóng thoát ra khỏi sự hỗn loại, hướng tới mục tiêu và tiếp tục chiến đấu theo những kế hoạch mới,

Luôn hướng tới mục tiêu lớn và đừng quên lập kế hoạch chinh mục những mục tiêu nhỏ trước mắt là cách quản trị rủi ro tốt nhất.

 

3 Loại Mục Tiêu:

  1. Mục Tiêu Dài Hạn
  2. Mục Tiêu Trung Hạn
  3. Mục Tiêu Ngắn Hạn

 

5 Mục Tiêu Cần Đạt Được Của Người Kinh Doanh Thành Công

Mục Tiêu 1: Tự Do Tài Chính

Có bao nhiêu tiền thì bạn có tự do tài chính?

Tự do tài chính là trạng thái mà con người có đủ tiền để trang trải cuộc sống hay đưa ra những quyết định và lựa chọn mà không phải đắn đo đến tác động về mặt tài chính. Tự do tài chính không phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi hay trí thông minh của bạn. Tự do tài chính phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Theo một cách hiểu khác, tự do tài chính là trạng thái khi bạn thoát khỏi nỗi lo lắng về tiền bạc.

 

8 Cấp dộ tự do tài chính

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

– Khi bạn đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Tiền lương được nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

– Một bất ngờ là ngay cả những người giàu có hay tầng lớp trung lưu vẫn phải sống trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng.

Cấp độ 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ

– Đôi khi bạn muốn có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng người thân. Cấp độ 2 của tự do tài chính cho phép bạn có thể tạm thời rời khỏi công việc trong thời gian ngắn và vẫn có đủ chi phí cho những chuyến du lịch. (Tất nhiên chi phí này nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp)

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

– Bạn đạt đến cấp độ này khi đã thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

– Đó là khi bạn có đủ tiềm lực về tài chính để rời bỏ công việc làm công. Bạn có thể dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương.

– Đây cũng là cấp độ mà nhiều người mong muốn. Khi có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc chăm sóc gia đình mà không phải đắn đo nhiều về thu nhập.

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

– Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một con số cố định hàng tháng đến hết đời. Tuy nhiên số tiền này đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và bạn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

– Nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đang hướng đến cấp độ này trong phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào này là tiết kiệm tối đa 50- 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó tạo ra các nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho một kì nghỉ hưu tốt

– Là khi bạn có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thụ động cố định dư dả so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

– Đó là khi khoản tiền thụ động đủ để bạn đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè.

Cấp độ 8:  Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu

– Đó là khi của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn. Bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời.

Mục Tiêu 2: Tổng Tài Sản (X Triệu Đô La hoặc XX Tỷ Đồng VN)

Tổng Tài Sản Là gì?

Tổng tài sản là sự thể hiện giá trị của mọi thứ mà một người sở hữu sau khi xem xét tất cả các tài sản và nợ phải trả. Tài sản là bất kỳ thứ gì mà một người hoặc tổ chức sở hữu, chẳng hạn như ô tô hoặc cổ phiếu. Các cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản vì nó có tiềm năng tăng giá trị trong tương lai.

Tài sản gồm các loại nào?

Vật:

Vật trong dân sự được hiểu là bộ phận của thế giới vật chất được con người chiếm hữu và mang lại lợi ích cho chủ thể sở hữu nó, vật có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai. Ví dụ như ti vi,điều hòa, xe máy… chính là vật trong dân sự.

Tiền:

Một tài sản được coi là tiền khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Tiền về mặt pháp lý có thể hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ. Ở Việt Nam hiện nay, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông , tiền lưu hành trong nước phải là đồng tiền Việt Nam trừ một số trường hợp pháp luật quy định được sử dụng ngoại tệ.

Ví dụ những loại tiền được xem là tài sản là đồng tiền đang được lưu hành ở thời điểm hiện tại là tiền polime với các mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 500.000 đồng,…. Hoặc tiền giấy có mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng… Còn đối với những đồng tiền xu được sử dụng trước đây cũng được gọi là tiền nhưng không được xem là tài sản để sử dụng trong giao dịch dân sự hiện nay.

Giấy tờ có giá:

Được sử dụng phổ biến trong các giao dịch ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.  Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá bằng tiền và chuyển giao được trong giao dịch dân sự ( như trái phiếu, cổ phiếu … )

Quyền tài sản:

Quyền tài sản có thể được hiểu là tổng hợp các quyền và lợi ích của chủ thể trong việc chi phối, kiểm soát tài sản gồm chủ sở hữu và người có quyền khác với tài sản. Quyền tài sản là quyền được trị giá bằng tiền theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Ví dụ như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng,….

 

Mục Tiêu 3: Thu Nhập Thụ Động ( X Đô La Hoặc XX Tỷ Đồng / Năm )

Thu Nhập Thụ Động Là Gì?

Thu nhập thụ động(passive income) là thu nhập mà bạn không cần phải làm việc quá nhiều hoặc không cần làm việc vẫn có thu nhập. Thu nhập thụ động có được không từ sức lao động hoặc đòi hỏi rất ít sức lao động.

11 Gợi Ý Tạo Thu Nhập Thụ Động

  1. Kinh doanh hệ thống
    2. Bắt đầu một blog
    3. Tạo khóa học online
    4. Bán các sản phẩm số
    5. Affiliate marketing
    6. Tài khoản tiết kiệm năng suất cao (high-yield savings account)
    7. Đầu tư chỉ số chứng khoán (Index stock)
    8. Bất động sản cho thuê
    9. Bắt đầu một kênh YouTube
    10. Bắt đầu một Podcast
    11. Tạo một ứng dụng tải về

 

Mục Tiêu 4: Sở Hữu – Tài Sản X, Y , Z như Nhà, Xe, Du Thuyền, Cổ Phần, Bộ Sưu Tập vv…..

Tài sản là gì?

Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tổn tại sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã được thoả thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản.

 

Mục Tiêu 5: Đạt Được Ước Mơ

Ước mơ là gì?

Ước mơ là sự khao khát của con người, mong muốn về một vấn đề nào đó vượt quá khả năng, và hơn thế nữa là vượt ngoài tầm với của họ. Nó chính là sự khát vọng mà con người muốn đạt được. Và cũng chính là mục tiêu hướng đến trong chính cuộc sống của họ.

 

Tuyên Bố Bán Hàng Tích Cực

  1. Tôi là người bán hàng tài ba
  2. Tôi thu hút khách hàng tiềm năng mỗi ngày
  3. Tôi giải quyết vấn đề của khách hàng
  4. Tôi giúp đỡ khách hàng mua hàng từ tôi
  5. Tôi liên tục gia tăng giá trị cho khách hàng
  6. Tôi là người phục vụ tài giỏi
  7. Tôi tạo ra sự trải nghiệm vượt trên sự mong đợi của khách hàng
  8. Tôi là bậc thầy thu hút khách hàng
  9. Tôi yêu thương mọi người
  • Tôi biết ơn khách hàng của tôi
  • Tôi bán hàng như hơi thở
  • Mọi người thích mua hàng từ Tôi
  • Tôi là người bán hàng giỏi nhất
  • Tôi có thể bán được mọi thứ
  • Tôi yêu khách hàng và muốn giúp đỡ họ
  • Tôi là người đặt lịch hẹn siêu đẳng
  • Tôi là bậc thầy tạo ra lời giới thiệu
  • Tôi là bậc thầy sử lý sự từ chối
  • Tôi là chuyên gia kể chuyện trong bán hàng
  • Mọi người yêu quý tôi và muốn làm bạn với Tôi
  • Tôi là bậc thầy chốt đơn
  • Tôi là một chuyên gia đào tạo đội nhóm tuyệt vời
  • Tôi là một người tự tin trước đám đông
  • Tôi luôn bán hàng bằng sự tử tế, đạo đức, chính trực.
  • Tôi có thể liên tục học tập về bán hàng
  • Tôi là người có kỹ năng bán hàng tuyệt vời
  • Tôi phục vụ khách hàng bằng cả trái tim
  • Tôi sẽ luôn chiến thắng và thành công trong mọi thương vụ bán hàng
  • Tôi là người tràn đầy năng lượng
  • Tôi là người có thái độ phục vụ tuyệt vời
  • Tôi là người bán hàng mạnh mẽ và yêu thương
  • Mọi người muốn giới thiệu khách hàng cho tôi
  • Tôi có đủ thời gian làm mọi điều tôi muốn
  • Tôi thu hút những người đẳng cấp về đội của tôi
  • Tôi có đủ tiền làm mọi điều tôi muốn
  • Tôi mạnh mẽ lên mỗi ngày
  • Tôi là người bán hàng khác biệt và độc đáo
  • Tôi nỗ lực giúp khách hàng của mình thành công
  • Tôi nỗ lực giúp khách hàng của mình hạnh phúc
  • Tôi có thể truyền cảm hứng cho khách hàng
  • Tôi có thể điều khiến cảm xúc của khách hàng
  • Tôi tạo nên sự biến đổi tích cực cho khách hàng
  • Tôi là người bán hàng cung cấp giá trị lớn nhất trên thị trường
  • Tôi là người kết nối tài giỏi
  • Tôi là người có kỷ luật
  • Tôi là người có sự tập trung cao độ
  • Tôi hành động mạnh mẽ để giúp đỡ khách hàng
  • Tôi chủ động tìm kiếm cơ hội giúp đỡ khách hàng và bán hàng cho họ
  • Tôi biết ơn khách hàng
  • Tôi là chuyên gia tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
  • Tôi là chuyên gia đặt câu hỏi trong bán hàng
  • Khách hàng là người thân của Tôi. Tôi luôn tư vấn cho  họ như người thân của mình
  • Tôi là người bán hàng upsell tài ba

 

Phần 9: 7 Thứ Bạn Nên Đầu Tư Ngay Từ Bây Giờ Để X100 Tài Sản

Đầu Tư Vào Trí Tuệ

  • Sách
  • Khóa Học
  • Chuyên Gia
  • Đọc Báo, Web, Diễn Đàn vv..

Đầu Tư Vào Ý Trí và Nghị Lực

Ý Chí và Nghị Lực là Gì?

  • Ý chí là lý tưởng, chí hướng vươn tới khát vọng và thành công
  • Nghị lực là sự quyết liệt trong hành động, là sự kiên trì, bền bỉ, sức chịu đựng không chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách để thực hiện cho kì được mục tiêu, chí hướng đã vạch ra.
  • Muốn thành công, nhất định phải có ý chí và nghị lực đủ lớn.
  • Ý chí và nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm.
  • Người có ý chí kiên định và nghị lực vươn lên là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống.

Cách Rèn Ý Trị Và Nghị Lực

  • Cách 1: Chia Nhỏ Mục Tiêu
  • Cách 2: Thường Xuyên Rèn Luyện Thể Lực
  • Cách 3: Kết Giao Nhiều Bạn Bè
  • Cách 4: Ăn Mừng Với Thành Quả Dù Nhỏ Nhất

Đầu Tư Vào Mối Quan Hệ

Cho đi trước chân thành và tự tin

  • Mời cafe, Nhậu, Liên Hoan, Hội nhóm, Câu lạc bộ
  • Tặng quà, gặp gỡ, thăm hỏi
  • Trao giá trị, quyền lợi

Đầu Tư Vào Con Người

  • Bản thân đi học
  • Con cái đi học
  • Nhân viên cán bộ đi học
  • Tạo điều kiện tìm kiếm giúp đỡ người trẻ có năng lực
  • Xây dựng đội nhóm

Đầu Tư Marketing và Thương Hiệu

  • 60% thời gian, nguồn lực đầu tư cho marketing
  • Đầu tư cho thương hiệu cá nhân và tổ chức
  • 80% nguồn lực đầu tư cho marketing và bán hàng

Đầu Tư Vào CSKH

  • 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tập trung vào Chăm Sóc Khách Hàng, Tăng Trải Nghiệm Khách hàng và Tăng Dịch Vụ Khách hàng sẽ là khoản đầu tư thông minh và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp của bạn

Đầu Tư Vào Bất Động Sản

  • Người sinh ra chứ đất không sinh ra thêm được
  • Theo thời gian dài 5 năm 10 năm 20 năm 30 năm bất động sản luôn có xu hướng tăng giá
  • Bất động sản là tài sản có thể nắm giữ, an toàn, kiểm soát tương đối dễ dàng
  • Bất động sản có khả năng x2 x3 x5 x10 x100 phụ thuộc vào trí tuệ và thời điểm bạn đầu tư

 

Chiến Lược Đúng

Điều Người Làm Kinh Doanh Online Cần Tập Trung

  1. Sản Phẩm
  2. Vận Hành
  3. Marketing và Bán Hàng

Người làm kinh doanh online thì cần phải tập trung vào Marketing và Bán Hàng

Ai có khách hàng là người chủ động

3 Yếu Tố Giúp Bạn Quyết Định Lựa Chọn Một Công Việc Kinh Doanh

 

Phần 10: Cách Chọn 1 Công Việc Kinh Doanh Hạnh Phúc

  • Yếu Tố 1: Ra Tiền
  • Yếu Tố 2: Đam Mê
  • Yếu Tố 3: Có Ý Nghĩa

Yếu Tố 1: Ra Tiền ( Kiếm Được Tiền )

Kiếm được Tiền nhằm giải quyết những nhu cầu sau của mỗi con người:

  • Nhu cầu Sống
  • Nhu Cầu Về Tiền Bạc
  • Nhu Cầu Danh Vọng

Yếu Tố 2: Đam Mê

Có Đam Mê làm 1 năm bằng 10 năm làm vật vờ

Đam Mê là gì? 

  • Đam Mê là những gì mà chúng ta sẵn sàng làm, không ai giải thích được, không ai can được, sẵn sàng đánh đổi ngoài ngoài bảo điên
  • Đam Mê là việc gì đó mà làm mãi không thấy mệt mỏi, chán nản, làm không thấy lo lắng gì cả mà bản thân chỉ thấy vui, làm việc khác là chịu không nổi người ngoài nhìn vào bảo điên.
  • Bản chất của Đam Mê là một loại cảm xúc, ham muốn
  • Đam mê là động lực để phát triển Sở Trường

Phân Biệt Đam Mê

  • Đam Mê Khác Ước Mơ : những thứ ngoài tầm với, tồn tại trong tưởng tượng, là điều rất tốt đẹp hoặc xấu xa mà người ta muốn hướng tới mà người ta không tới được.
  • Đam Mê Khác Khát Vọng : là một trạng thái của ước mơ có thể biến thành hiện thực. Khát vọng là những thức ước muốn (Ước Mơ) mà ta có tính toán để có thể trở thành hiện thực trong tương lai
  • Đam Mê Khác Sở Thích: là cảm xúc hời hợt, nhất thời, hờ hững

Đam Mê Đến Tận Cùng

  • Đam Mê đến tận cùng sẽ trở thành Lý Tưởng

Đam Mê Là Cảm Nhận, Kinh Nghiệm, Nhận Thức

  • Phải làm phải trải nghiệm để tìm ra được đam mê

Đam Mê là Sự Kích Thích

  • Làm bằng sự kích thích, hưng phấn, sức mạnh vượt trội

Đặc Điểm Nguy Hiểm Nhất là Sự Nhầm Lẫn

Nguy hiểm nhất là nhầm lẫn đam mê với sở thích, sở trường, khát vọng, ước mơ

Đam Mê gần gủi nhất của Đam Mê là Sở Trường

  • gần sở trường hơn so với sở thích, khát vọng, ước mơ

Đam Mê được phân thành nhiều loại

  • Đam Mê Lành Mạnh
  • Đam Mê Không Lành Mạnh
  • Đam Mê Ích Kỷ
  • Đam Mê Vị Tha

Đam Mê Không Ai Giống Ai?

  • Bởi mỗi người có cảm nhận, kiến thức, kinh nghiệm khác nhau
  • Có người không biết đam mê là gì
  • Có người có nhiều đam mê
  • Có người đam mê ngắn hạn
  • Có người đam mê bất biến
  • Có người đam mê cháy bỏng
  • Có người đam mê sâu thẳm

Lợi Ích Khi Kinh Doanh Bằng Đam Mê

  • Đam Mê là động lực vì nó có đặc điểm kích thích
  • Đam mê là bí quyết của sự sáng tạo
  • Đam mê tạo ra sự hạnh phúc – Bởi chỉ có đam mê bạn mới sống tới tận cùng với nó.
  • Mỗi cá nhân đam mê tạo ra một dân tộc đam mê – Cá nhân đam mê tạo ra tập thể đam mê – Tập thể đam mê sẽ tạo ra doanh nghiệp thành công
  • Tập Trung làm việc khiến hiệu quả công việc cao hơn có thể gúp bạn kiếm nhiều tiền hơn
  • Không cảm thấy nhàm chán khi làm việc dù phải làm đi làm lại một công việc, ở một chỗ cố định
  • Gặp khó khăn thì quyết tâm, không bỏ cuộc, tập trung
  • Cảm thấy hài lòng và ít căng thẳng hơn
  • Có mục tiêu và nhiệt huyết phát triển rõ ràng
  • Xây dựng được các mối quan hệ tốt.
  • Nhanh chóng đạt được thành công.

Tìm Kiếm Đam Mê

Cách 1: Hỏi nhưng không ra đam mê bởi chỉ có mình mới biết đam mê của mình

Cách 2: Không làm gì cả cũng không ra đam mê

Cách 3: Làm

  • Phải lao vào làm, làm, làm không thích làm cứ làm, làm cho tới thành công phải nhẫn nại
  • Thành công tạo ra đam mê
  • Đam mê lại ra thành công
  • Thành công nâng cao đam mê
  • Con người không chỉ có 1 đam mê mà thường sẽ có nhiều đam mê

Bước 1: Nhận Thức Được Ý Nghĩa Của Đam Mê và Bản Chất Của Đam Mê

Bước 2: Đi Tìm Đam Mê

VCL1: Định Vị Chính Mình

Dùng phương pháp 360% là phương pháp phản hồi – nhận phản hồi và phân tích phản hồi

  • Định Vị Năng Lực : Kiến Thức – Kỹ Năng – Thái Độ (Động Cơ Phấn Đấu, Ý Trí, Trung Thực, Trung Thành) === >>> Năng Lực
  • Đẳng Cấp: đẳng cấp đến đâu gọi là Tầm
    • Tìm Ra Sở Trường: Kiến thức, Kỹ Năng, Thái Độ, Khả Năng Bao Quát cái mà mình giỏi nhất
    • Triệu chứng của đam mê:
      • Tôi thoải mái nhất khi làm cái gì?,
      • Cái gì mình làm một cách dễ dàng?
      • Cái gì làm cho mình nghĩ tạo ra sự sáng tạo?
      • Cái gì làm cho bạn có tính bất chấp nhiều lần?
      • Cái gì mình làm mà mình thích nhất?
      • Cái gì mà mình chấp nhận thất bại miễn là mình được làm?
      • Cái gì mà mình làm mà không tiếc thời gian thậm trí được mệnh danh là thằng điên?
    • Tiếp Tục Lăn Xả và Tiếp Tục Đi Tìm, Bổ Sung hoặc loại bỏ List triệu chứng của đam mê

VCL2: Khi Khẳng Định Được

Thông Qua Lao Động và Nhận Phản Hồi Từ Mọi người xung quanh, Những việc mình đã làm rồi phân tích

  • Cái gì mà mình thích nhất
  • Cái gì người khác cản vẫn cứ làm
  • Cái gì không trả tiền vẫn làm
  • Cái gì nằm trong ưu tiên 1 trong mọi công việc
  • Cái gì mà rõ ràng nó nghịch lý mất thời gian mà không giải quyết được mà vẫn làm

=== >>> Đam Mê Xuất Hiện

Loại Bỏ Lực Cản

Chính Mình 

  • Vứt Bỏ E Ngại
  • Tìm Sự Tự Tin

Người Khác

  • Né chánh những người có ý cản bước

Tìm Sự Trợ Giúp

  • Người đã thành công trong lĩnh vực bạn đam mê
  • Chuyên gia trong lĩnh vực mình đam mê

== >> Kết Bạn Với Họ – Lắng Nghe Họ Nói, Nghe Họ Khuyên

=== >>> Nhận ra Đúng là Đam Mê

=== >>> Nhận ra Không Phải Là Đam Mê

Quản Trị Thời Gian

Làm theo Đam Mê và Có Sở Trường đồng thời quản trị thời gian nâng cao hiệu suất thì sẽ không có đối thủ

  • Ngủ Ít Lại – Tiết Kiệm Thời Gian Làm Mọi Việc
  • Trong khoảng thời gian có được thi dùng đúng thời gian
    • Khẩn Cấp và Quan Trọng (Mục Tiêu) ( Thành Công Dùng 60% Thời Gian)
      • Quan Trọng nhưng Không Khẩn Cấp: Bằng cấp, hiểu biết, tiền bạc, lấy vợ lấy chồng, sự nghiệp
    • Rất Khẩn Cấp và Rất Quan Trong ( Khủng Hoảng ) ( Bị Động Dùng 20% Thời Gian)
      • Thi đến hạn, nợ đến hạn
    • Rất Khẩn Cấp và Không Quan Trọng ( Ủy Quyền ) ( Tủn Mủn Như Đàn Bà )
      • Ăn, Tắm, Lau nhà, Rửa bát, Quần Áo
    • Không Khẩn Cấp và Không Quan Trọng ( Sinh Hoạt ) ( Chết )
      • Nhậu Nhẹt, Gái Gú

Nguyên Tắc Tập Trung

  • Người Giỏi nhất cùng 1 lúc chỉ có thể Tập Trung vào 4 việc khác nhau
  • Người bình thường nhiều nhất có thể Tập Trung vào 2 việc khác nhau
  • Tất cả đều có điểm xuất phát giống nhau nhưng thường bị phân tán bởi rất nhiều việc linh tinh làm cho mất tập trung.
  • Người thành công vĩ đại luôn luôn giữ nguyên tắc tập trung

Thực Hiện Đam Mê

  • Làm – Làm – Làm
  • Kiên trì hành động không bỏ cuộc

Thống kê nếu bạn làm theo đam mê thì kết quả 1 năm tương đương 10 năm sống làm việc vật vờ

Giữ Đam Mê

  • Cách 1: Đi thẳng Tới Đam Mê – chọn 1 nghề đam mê – nuôi được bản thân và gia đình
  • Cách 2: Đi Vòng Tạo Đam Mê
  • Cách 3: Nhân Bội Đam Mê

 

Yếu Tố 3: Có Ý Nghĩa

Có Ý Nghĩa nhằm giải quyết Nhu Cầu Cống Hiến và Nhu Cầu Yêu Thương.

 

Mục Tiêu Thu Nhập Thụ Động ( X Đô La Hoặc XX Tỷ Đồng / Năm )

·        Thu Nhập Thụ Động Là Gì?

  • Thu nhập thụ động(passive income) là thu nhập mà bạn không cần phải làm việc quá nhiều hoặc không cần làm việc vẫn có thu nhập. Thu nhập thụ động có được không từ sức lao động hoặc đòi hỏi rất ít sức lao động.

·        11 Gợi Ý Tạo Thu Nhập Thụ Đông – Tự Do Tài Chính  – Để Nghỉ Hưu Sớm

  • Kinh doanh hệ thống
    2. Bắt đầu một blog
    3. Tạo khóa học online
    4. Bán các sản phẩm số
    5. Affiliate marketing
    6. Tài khoản tiết kiệm năng suất cao (high-yield savings account)
    7. Đầu tư chỉ số chứng khoán (Index stock)
    8. Bất động sản cho thuê
    9. Bắt đầu một kênh YouTube
    10. Bắt đầu một Podcast
    11. Tạo một ứng dụng tải về

 

 

11 Bí Quyết để “Lựa Chọn Sản Phẩm Đúng” khi khởi nghiệp kinh doanh

 

Bí Quyết 1: Xác định rõ mục tiêu – bao nhiêu tiền

Bí Quyết 2: Mình phục vụ ai?

Đặc điểm của đối tượng mà mình phục vụ

Bí Quyết 3: Xác định rõ mình là ai?

  • Điểm mạnh
  • Điểm yếu
  • Sở trường
  • Sở đoản
  • Những việc có thể làm

Bí Quyết 4: Xác Định Thị Trường Mục Tiêu

  • Thành thị hay nông thôn
  • Bán kính bao nhiêu km

Bí Quyết 5: Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

  • Chọn phân khúc cao cấp
  • Chọn phân khúc trung cấp
  • Chọn phân khúc thấp cấp

Bí Quyết 6: xác định các nhu cầu của khách hàng mục tiêu

  • Liên kê bảng nhu cầu của khách hàng
  • Chọn ra 1 2 nhu cầu cấp thiết nhiết của nhóm khách hàng đó

Bí Quyết 7: Tìm các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ mà mình có thể phục vụ

  • Liệt kê ra danh sách các sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng giải quyết được những nhu cầu mà bạn đã lựa chọn bên trên

Bí Quyết 8: Tính toán lợi nhuận trên mỗi Sp/Dv

  • Mỗi sản phẩm lãi được bao nhiêu?
    • Lãi quá thấp thì cần phải bán quá nhiều sản phẩm vượt quá khả năng tiêu thị của thị trường thì bỏ không chọn
  • Để đạt được mục tiêu cần bán bao nhiêu sản phẩm?
    • Không đạt được mục tiêu bỏ tìm cái khác
  • Có thể maketing cho sản phẩm đó dễ dàng hay không?
    • Quá khó marketing ra thị trường thì bỏ
  • Có thể vận chuyển và thu tiền ( thành toán ) cho sản phẩm đó thuận tiện hay không?
    • Nếu không đạt tiêu chí thì bỏ chọn sản phẩm dịch vụ khác

Bí Quyết 9: Phân tích đối thủ đang có trên thị trường

  • Liệt kê danh sách 5 đối thủ mạnh nhất trên thị trường
  • Điểm mạnh
  • Điểm yến
  • Lợi thế cạnh tranh của họ

Bí Quyết 10: Lựa chọn sản phẩm/dịch vụ để kinh doanh

Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta cho rằng tối ưu nhất thảo mãn các tiêu trí sau:

  • Đạt mục tiêu tài chính,
  • Sản phẩm có nhu cầu lớn ( thị trường lớn )
  • Ít đối thủ cạnh tranh, hoặc bạn có điểm mạnh vượt trội so với đối thủ trên thị trường
  • Sản phẩm có khả năng giao nhận và thanh toán trực tuyến ( số lượng lớn hoặc giá trị lớn )

Bí quyết 11: Lập kế hoạch kinh doanh

 

Phân Biệt Tài Sản và Tiêu Sản

Khái Niệm Tài Sản

Khái Niệm Tiêu Sản

Phân Biệt “Doanh Thu” và “Lợi Nhuận”

Khái Niệm Doanh Thu là Gì?

Doanh Thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng

 

Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán thế giới cũng như hiệp hội kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”. Chúng ta cũng có thể hiểu doanh thu này là tiền thu về được chưa trừ đi thuế.

 

Công Thức Tính Doanh Thu

Doanh thu được tính như thế nào?

Theo công thức chuẩn của doanh thu là gì?

Công Thức Tính Doanh Thu Sản Xuất/Thương Mại

Thông thường doanh thu sẽ bằng sản lượng bán ra đem nhân với giá bán thực tế

Công Thức: TR = Q x P

trong đó

  • TR: doanh thu
  • Q: sản lượng
  • P là giá bán

Công Thức Tính Doanh Thu Đa Nhiệm

Đây là công thức áp dụng cho doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất, còn đối với những công ty khác họ không chỉ đơn giản là sản xuất bán hàng mà còn đầu tư tài chính. Vì vậy doanh thu được hiệu là toàn bộ số tiền thu về được từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: sản xuất, đầu tư, gửi tiết kiệm lấy lãi,….

Cho nên TR = PxQ + TR1 + TR2 +… trong đó:

  • TR1: là doanh thu từ hoạt động đầu tư
  • TR2: doanh thu từ việc cho vay lấy lãi.

Các Loại Doanh Thu

Doanh thu từ hoạt động bán hàng

  • Doanh thu bán hàng (sales revenue): Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.
  • Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tài chính quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo.
  • Khi doanh nghiệp có doanh thu bán hàng một cách thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn. Đồng thời tạo điều kiện cho chính doanh nghiệp có được nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn giúp giảm chi phí vay vốn bên ngoài.
  • Doanh thu bán hàng là căn cứ quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tăng doanh thu tức là tăng lượng tiền thu về đồng thời là tăng lượng hàng bán ra, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tạo được vị thế nhất định trong thị trường. Bên cạnh đó, việc tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả.

Doanh thu từ các hoạt động tài chính: 

  • Thu nhập từ việc đem cho thuê tài sản.
  • Tiền lãi từ các hoạt động như: gửi ngân hàng, cho vay, đầu tư trái phiếu chính phủ hay tư nhân,…
  • Tiền thu về từ việc chênh lệch lãi do chuyển nhượng quán, cửa hàng,…hay bán ngoại tệ.
  • Lãi từ hoạt động giao dịch chứng khoán.
  • Doanh thu bất thường: là những khoản thu không thường xuyên có được, nó chỉ xảy ra trong một chu kỳ nhất định ví dụ:

Các loại doanh thu hay gặp

    • Bán vật tư hàng hóa bị dư thừa trong quá trình sản xuất
    • Thanh lý các loại tài sản cố định, ngắn hạn,…
    • Các khoản nợ trước kia khó đòi nay đã được hoàn trả
    • ……

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần được hiểu là phần doanh thu đã trừ đi các loại chi phí và thuế, đây sẽ là khoản tiền mà doanh nghiệp được trực tiếp sử dụng. Thông thường các loại chi phí, thuế đó là:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Các loại thuế xuất khẩu
  • Các khoản chiết khấu thương mại
  • Khoản giảm giá hàng bán
  • ……

Công Thức Tính Doanh Thu Thuần

“Doanh thu thuần = Doanh thu tổng của doanh nghiệp – (Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu)”

  • Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
    • Chiết khấu thương mại:Là khoản giảm giá so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho các khách hàng mua hàng số lượng lớn.
    • Giảm giá hàng bán:Là khoản giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho người mua do hàng hóa sai quy cách, kém chất lượng hay lạc hậu…
    • Giá trị hàng hóa bị trả lại:Là giá trị lượng hàng bán đã được xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng từ chối thanh toán và trả lại.
    • Thuế gián thulà thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp cần phải xác định tổng doanh thu và doanh thu thuần qua các cách tính doanh thu bán hàng để kiểm soát và quản lý lượng hàng hóa bán ra và tính toán các khoản khấu trừ, chi phí phát sinh.

 

Khái Niệm Lợi Nhuận là gì?

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất… của doanh nghiệp. Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp.

 

Lợi Nhuận= Tổng doanh thu –  Tổng chi phí

Các Loại Lợi Nhuận:

  • Lợi tức
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi
  • Lợi nhuận trên tài sản
  • Lợi nhuận trên vốn
  • Lợi nhuận trên doanh thu
  • Lợi nhuận gộp
  • Lợi nhuận ròng

Vai Trò Của Lợi Nhuận

Đối với doanh nghiệp

  • Với bất cứ doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ. Lợi nhuận là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Nó sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

 

  • Có thể nói lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ. Doanh thu thấp đồng nghĩa rằng “hồi chuông tử thần” đang được gióng lên với doanh nghiệp đó rồi.

 

  • Lợi nhuận cũng là cơ sở đảo bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và họ sẽ dùng số tiền ấy để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

 

  • Lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở nên dễ dàng hơn. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

 

Đối với người lao động

Lợi nhuận cao không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà người lao động cũng được hưởng thêm nhiều cái tốt. Họ không chỉ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn, tiền thưởng nhiều hơn mà cảm thấy vững tin với doanh nghiệp của mình và trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong công việc.

 

Đối với nền kinh tế chung

  • Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Khi các doanh nghiệp đều làm ăn phát đạt, thu về lợi nhuận cao thì nghiễm nhiên nền kinh tế của đất nước ấy sẽ ngày càng lớn mạnh. Đó là dấu hiệu đáng mừng, là niềm mong mỏi của mọi quốc gia trên thế giới này.

 

  • Ngoài ra, chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì Nhà nước mới có thể tiến hành thu thuế. Đó là sự đóng góp cần thiết để tạo nên ngân sách quốc gia. Và Nhà nước sẽ dùng số tiền ấy vào những mục đích tốt như xây dựng điện-đường-trường-trạm, củng cố an ninh quốc phòng…

 

6 Cấp Độ Nhận Thức Của Con Người

Cấp độ 1: Ghi Nhớ (Biết)

Ghi nhớ là khả năng khôi phục, ghi nhận và nhớ lại kiến ​​thức có liên quan. Hay nói cách khác, ghi nhớ là khi sinh viên có thể nhắc lại các thông tin, kiến thức đã học.

Cấp độ 2: Hiểu

Hiểu là khả năng diễn đạt ý nghĩa của thông điệp bằng miệng, văn bản hay hình ảnh. Hiểu không chỉ đơn thuần là nhắc lại một thông điệp nào đó. Chúng ta cần thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua diễn giải, nêu gương, phân loại, tóm tắt, suy luận, so sánh và giải thích.

Cấp độ 3: Thực Hành/ Làm / Vận Dụng

Áp dụng là khả năng vận dụng các thông tin, kiến thức đã học vào một tình huống, thí nghiệm nào đó.

Cấp độ 4: Phân Tích

Phân tích là khả năng chia thông tin, kiến thức thành các phần nhỏ, sau đó xác định cách các phần nhỏ đó liên quan với nhau và với một cấu trúc hoặc mục đích tổng thể.

Cấp độ 5: Đánh Giá

Đánh giá là dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua việc kiểm tra và phê bình để đưa ra một phán quyết, nhận định về một vấn đề.

Cấp độ 6: Sáng Tạo

Đây là cấp độ cao nhất của thang đo Bloom. Sáng tạo là khả năng ghép các kiến thức, thông tin đã có lại với nhau để tạo thành một cấu trúc hay định lý mới.

 

Trong thực tiễn thì để làm giỏi một việc nào đó chúng ta cần phân bổ thời gian ra làm 2 phẩn đó là 20% thời gian để học để biết và hiểu về lý thuyến và chúng ta phải dành tới 80% thời gian còn lại để làm – đo lường – kiểm tra – cải tiến và tiếp tục quy trình này nhiều lần lập đi lập lại cho tới khi đạt được thành quả như mong muốn.

9 Điều Cần Biết Để Đạt Mọi Điều Mình Muốn

Con người chúng ta có rất nhiều điều mong muốn, mơ ước muốn đạt được nhưng lại không biết cách để đạt được những điều mình muốn 1 cách đúng đắn nhất. Tôi xin gọi ý và chia sẻ 9 điều để giúp bạn đạt được mọi điều bạn muốn trong cuộc sống

Điều 1: Biết Chính Xác Điều Mình Muốn

Điều 2: Biết chính xác Ai? Ở Đâu? Có điều mình muốn

Điều 3: Biết Chính Xác Người Có Điều Mình Muốn Muốn Gì?

Điều 4: Mang Đến Cho Người Có Điều Mình Muốn Cái Mà Họ Muốn

Điều 5: Xây Dựng Mối Quan Hệ Thân Tình Với Họ

Điều 6: Hỏi Điều Bạn Muốn Từ Họ

Điều 7: Hỏi Cho Đến Khi Đạt Được Điều Bạn Muốn

Điều 8: Biết Ơn Họ

Điều 9: Giúp Người Khác Đạt Được Những Điều Họ Muốn Khi Có Thể

 

7 Sai Lầm Người Khởi Nghiệp Thường Mắc Phải

Kinh Doanh Online: 7 Sai Lầm Người Khởi Nghiệp Thường Mắc Phải

1_ Thương Vụ Đầu Tay

Mất phần lớn số tiền đầu tư hoặc toàn bộ số tiền đầu tư ngay trong lần kinh doanh đầu tiên

Không chỉ những người lần đầu khởi nghiệp mà kể cả những người đã có nhiều năm kinh doanh cũng dễ dàng mắc phải sai lầm quả đầu tay khi quyết định khởi nghiệp trong một công việc kinh doanh mới.

Nguyên Nhân:

  • Khi khởi nghiệp tỷ lệ thất bại là 80/20 tức cứ 10 người tham gia thì có 8 người thất bại và 2 người có khả năng thành công cao.
  • Nôn Nóng
  • Tham Lam, Hám Lợi
  • Không thấu hiểu nhu cầu của thị trường
  • Không quản trị được rủi ro
  • Không có kiến thức về marketing
  • Không có kiến thức về bán hàng
  • không có kiến thức quản lý tài chính cơ bản

2_  Làm Lớn Ngay

Nghĩ Lớn và Làm Lớn khác nhau rất xa. Nhiều người đã sai lầm khi Nghĩ Lớn và Làm Lớn ngay khi mới bắt đầu.

Nguyên Nhân:

  • Khởi nghiệp mọi thứ đều là con số 0 dù bạn đang kinh doanh trong một lĩnh A thành công nhưng chưa có điều gì chắc chắn bạn kinh doanh sang lĩnh vực B sẽ thành công.

3_ Bỏ Cuộc Quá Sớm

Thành công là không bỏ cuộc là câu nói mà tôi rất tâm đắc, dù bạn làm gì đi chăng nữa thì bạn vẫn phải trải qua đầy đủ các giai đoạn như một đứa trẻ: Lẫy, Bò, Tập Tễnh bước đi từng bước 1, Đi thành thạo, Chạy, Chạy Đoạt Giả Marathon.

Bí Quyết Là : Làm – Đo Lường – Thay Đổi – Kiên Định – Làm – Đo Lường – Thay Đổi ……. Làm đủ lâu thì chúng ta sẽ giỏi.

4_ Chi Phí Cố Định

Nếu bán hàng offline thì chi phí mặt bằng, nhân viên, tiền xây dựng hình ảnh (Logo, bảng biểu, Card, Web, Bộ nhận diện thương hiêu, xe cộ vv…..) sẽ là những thứ giết chết bạn bởi 80% số tiền của bạn đã đầu tư vào cơ sở vật chất, tiêu sản, tiêu hàng hàng tháng, phải trả hàng tháng đều đặn dẫn đến phá sản

5_ Lạm Dụng Đòn Bẩy

khởi nghiệp không dùng đòn bẩy thì không thành công, dùng đòn bẩy thì dễ hy sinh

Vay mượn quá nhiều không kiểm soát được rủi ro, mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản

6_ Không Lập Dự Toán, Kế Hoạch Trước Khi LÀM

Mọi thứ là màu hồng đối với những người mới tham gia vào khởi nghiệp. Thực tế là rất nhiều vấn đề cần được giải quyết khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh như Tài Chính, Nhân Sự, Thời Gian, Đội Nhóm, Sản Phẩm, Chiến Lược, Marketing, Bán Hàng, Giao Nhận, Kho Bãi, CSKH vv….

7_ Mâu Thuẫn Đội Nhóm

khi khởi nghiệp thì thường chúng ta sẽ khởi nghiệp với một ai đó có thể là anh em, vợ chồng, bạn bè, người quen vv….. khi mới khởi nghiệp thì mọi người đều rất máu lửa và không lâu sau khi bắt đầu khởi nghiệp thì sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra làm cho nhuệ khí bị lung lay, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích….. không có lãnh đạo, không có chiến lược vvv…… từ đó đội nhóm sinh ra mâu thuẫn và giải tán dẫn đến tình trạng cha trung không ai khóc.

12 Yếu Tố Cần Có Trước Khi Bước Vào Kinh Doanh

  1. Xác Định Rõ Ràng Mục Tiêu Tài Chính: XX vnd = Lợi Nhuận
    • Ví dụ: Mục Tiêu 5 triêu/tháng hoặc 10 triệu/tháng hoặc 20 triệu/tháng hoặc 100 triệu/tháng
  2. Thời Gian Bạn Sẵn Sàng Bỏ Ra Để Đạt Được Mục Tiêu Đó
    • Công việc kinh doanh kiếm tiền không đơn giản đặc biệt là kiếm tiền không hề dễ dàng. Bạn đang dấn thân vào thương trường bạn cần phải có một nghị lực phi thường hơn phần còn lại của xã hội bạn mới mong có được thành công trong công việc kinh doanh, sự nghiệp kinh doanh của mình
  3. Nghiên Cứu Nhu Cầu Thị Trường (Vấn Đề Của Thị Trường)
    • Lắng Nghe
    • Đặt Câu Hỏi
    • Tìm Kiếm
    • Tổng Hợp
  4. Nghiên Cứu Dung Lượng Thị Trường
  5. Lựa Chọn Sản Phẩm/ Dịch Vụ Giúp Giải Quyết Vấn Đề Của Thị Trường
  6. Bao nhiêu sản phẩm đạt được mục tiêu tài chính ( Lợi Nhuân ).
  7. Mô hình kinh doanh thành công/ Tấm gương kinh doanh thành công
  8. Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu công việc kinh doanh?
  9. Sử dụng đòn bẩy như thế nào?
    • Tiền
      • Khởi Nghiệp 0đ
      • Vay
      • Huy Động Vốn
      • Bán Trước vv…..
    • Thời Gian
      • 1 năm 10 tháng
      • 1 tháng 4 tuần
      • 1 tuần 5 ngày
      • 1 ngày 8h
      • Tính công xuất sản xuất, bán, giao nhận / thời gian
    • Con Người
      • Bao nhiêu người tư vấn
      • Bao nhiêu người marketing
      • Bao nhiêu người bán
      • Bao nhiêu người đóng gói
    • Logictich ( Giao Nhận từ nhà sản xuất tới tận tay người tiêu dùng và bảo hành )
      • Bao gồm Lưu Kho, Đóng Gói, Vận Chuyển, Giao Hàng, Bảo Hành, Đổi Trả, CSKH vv….
    • Trang Bị Kiến Thức Marketing
    • Trang Bị Kiến Thức Bán Hàng
    • Trang Bị Kiến Thức Quản Lý Tài Chính Cơ Bản
  10. Tư duy
  11. chiến lược
  12. hành động cụ thể

Lưu Ý Khi Lựa Chọn Sản Phẩm

  • Khi lựa chọn sản phẩm / dịch vụ để kinh doanh cần phải dựa vào nghiên cứu nhu cầu của thị trường (Khách hàng mục tiêu) và Dung lượng thị trường (Số lượng khách hàng tiềm năng).
  • Lựa chọn sản phẩm / Dịch vụ tốt, tốt vượt trội là yếu tố cốt lõi để phát triển công việc kinh doanh của bạn một cách bền vững. Bạn có làm mọi thứ tốt mà sản phẩm không tốt thì khách hàng cũng sẽ nhanh chóng dời bỏ chúng ta.
  • Cần tự trải nghiệm thử sản phẩm và cảm nhận được lợi ích của sản phẩm thật sự giải quyết được vấn đề, nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
  • Sản phẩm cần có tính chất tiêu hao có nghĩa là sản phẩm sử dụng và sẽ hết và sau một khoảng thời gian nhất định thì khách hàng lại phải mua sản phẩm để tiếp tục sử dụng. Đây là yếu tố giúp chúng ta có được lợi nhuận ổn định và phát triển dần theo thời gian.

7 Cấp Độ Khách Hàng Cần Biết Để Thành Công

Là một người làm kinh doanh Bạn luôn mơ ước có những fan hâm mộ cuồng nhiệt (Raving Fan) quảng bá sản phẩm của bạn, thương hiệu của bạn cho một ai đó, mội đối tác nào đó? Bạn muốn khách hàng của bạn không chỉ giới thiệu bạn mà còn bán hàng cho bạn? Fan hâm mộ cuồng nhiệt là những khách hàng có niềm tin 100% vào thương hiệu của bạn và không dừng lại cho đến khi họ đã nói với cả thế giới rằng bạn tốt như thế nào một cách vô điều kiện hoàn toàn tự nguyện.

1.    Khách hàng mục tiêu

  • Thị trường tiềm năng mục tiêu có nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của chúng ta
  • Khách hàng mục tiêu là một người có thể mua hàng từ bạn. Họ có thể chưa biết về doanh nghiệp của bạn,
  • Nhưng họ đáp ứng định nghĩa của bạn về một khách hàng mục tiêu như: Có nhu cầu, Có Tiền, Sẵn Sàng Chi Trả Để Mua Hàng
  • Ví dụ, nếu bạn làm dịch vụ spa cho ô tô, khách hàng mục tiêu của bạn có thể là bất cứ ai sở hữu một chiếc xe ô tô, ở tại hoặc làm việc trong bán kính 5km quanh đó.
  • Bởi vì chưa thiết lập mối quan hệ, rõ ràng là chưa có lòng trung thành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây là nấc thang đầu tiên của lòng trung thành, bởi vì lần đầu tiên họ tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn là thông qua các kênh marketing của bạn. Kênh Marketing của bạn có kết nối không? Có gắn kết không? Có mang lại giá trị?

 

2.    Khách hàng Tiềm năng

  • Người đã để lại cho chúng ta một mẩu thông tin của họ như Tên, Số Điện Thoại, Email, Zalo, Facebook
  • Họ là những người đã bày tỏ sự quan tâm và đang xem xét việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sự quan tâm thể hiện qua một cuộc điện thoại, đăng ký thông tin trên website hoặc yêu cầu chào hàng.
  • Quy trình bán hàng của bạn đã được thiết kế để làm cho khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy tuyệt vời chưa? Mọi điểm chạm đến khách hàng đã ghi thêm điểm vào tài khoản tình cảm để thúc đẩy lòng trung thành của họ chưa?

 

3.    Người mua hàng (Không Trung Thành)

  • Bất kể ai đã từng mua bất kỳ 1 món hàng nào đó tại của hàng của chúng ta.
  • Đặc Điểm của người mua hàng là Không Trung Thành, Dễ Thay Đổi, Chi Phí Giữ Họ Rất Đắt Đỏ, Sẵn Sàng Bỏ Chúng Ta Không Cần Lý Do. Rẻ Hơn, Gần Hơn vv… họ cũng bỏ đi.
  • Những người này đã mua hàng từ công ty của bạn một lần. Nhưng theo định nghĩa lòng trung thành thì mua hàng 1 lần chưa được gọi là khách hàng. Nếu họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự của bạn lần thứ hai, họ có thể mua ở nhà cung cấp khác, nếu họ không có ấn tượng gì với trải nghiệm đầu tiên của họ.

 

4.    Khách hàng (Trung Thành Gấp 10 Lần Người Mua Hàng)

  • Khách hàng là những người mua hàng của bạn nhiều hơn 1 lần – khách hàng mua lại từ lần thứ 2
  • Làm mọi cách giúp cho Người Mua Hàng mua lại lần 2.
  • Nhóm Khách Hàng Trung Thành Gấp 10 Lần Nhóm Người Mua Hàng.
  • Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi đầu tư hầu hết nỗ lực tiếp thị và dịch vụ khách hàng cho khách hàng mới. Nhưng lợi nhuận thực sự đến từ việc khách hàng mua lặp lại. Tôi đề nghị bạn dành một phần ngân sách tiếp thị của bạn để đầu tư vào việc nuôi dưỡng các mối quan hệ này. Đây là nhóm quan trọng, và cần được chăm sóc đặc biệt.

Nhóm Khách Hàng là nhóm nền tảng để phát triển công việc kinh doanh. Cần phải làm mọi việc để bán ít nhất 2 lần cho 1 khách hàng.

5.    Hội viên/ Thành Viên 

  • Hội Viên/ Thành Viên mua từ 3 lần trở lên. Chú Ý : mua hàng lần 3 dễ dàng gấp 10 lần lần mua hàng lần 2.
  • Thành Viên/ Hội Viên có sự Trung Thành gấp nhiều lần Người Mua Hàng
  • Trở thành hội viên/ thành viên của một doanh nghiệp/tổ chức thường đi kèm với những lợi ích.
  • Họ được công nhận, được đối xử khác biệt với khách hàng thông thường khác, và rõ ràng họ là một trong những khách hàng tốt nhất của bạn.
  • Tập trung vào việc huấn luyện nhân viên bán hàng của chúng ta bán hàng một cách liên tục.
  • Thiết Kế sản phẩm, nhiều sản phẩm, các sản phẩm liên quan cùng một đối tượng khách hàng.
  • Thiết Kế điều kiện để trở thành Hội Viên/Thành Viên

 

6.    Người Ủng Hộ

  • Người Ủng Hộ quyết định thành bại của doanh nghiệp. Người Ủng Hộ bạn bán gì họ cũng mua, họ mua ngay từ khi ra mắt, họ không quan tâm tới giá, tới sản phẩm, không cần dùng cũng mua.
  • Những người ủng hộ sẽ giới thiệu công ty của bạn, nhưng chỉ khi họ được hỏi. Thỉnh thoảng họ sẽ giới thiệu khách hàng cho bạn, hoặc dành thời gian để viết lời chứng thực.
  • Hầu hết các doanh nghiệp tốt đã phát triển một số lượng lớn những người ủng hộ, và nó dẫn đến sự tăng trưởng ổn định.

 

7.    Fan Cuồng/ Fan Hâm Mộ Cuồng Nhiệt

  • Fan Cuồng Người Hâm Mộ Mình bán cái gì họ cũng mua, không bán cũng mua, chưa có sản phẩm cũng mua, muốn bạn bè, người thân, cộng đồng cùng mua sản phẩm giống mình.
  • Đây là nấc thang cao nhất của lòng trung thành của khách hàng. Những người này đang đi truyền thông cho thương hiệu của bạn. Họ giới thiệu cơ hội kinh doanh cho bạn thường xuyên, thậm chí ngay cả khi không được hỏi.
  • Fan hâm mộ cuồng nhiệt của bạn mạnh hơn bất kỳ một đội ngũ bán hàng nào mà bạn trả lương để có được. Tôi đề nghị bạn thiết lập mục tiêu của công ty về số lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt mà bạn muốn phát triển, cũng như cách bạn tri ân sự đóng góp của họ trong lâu dài.

 

Làm thế nào để bạn xây dựng các nấc thang khách hàng trung thành?

Áp dụng qui tắc 80/20 như sau: 80% lợi nhuận của bạn đến từ 20% khách hàng hàng đầu của bạn.

 

Lợi nhuận to lớn không đến bằng cách có thêm nhiều khách hàng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng, mà đến bằng việc chúng ta di chuyển nhóm Khách hàng thành Hội viên, thành Người ủng hộ và thành Fan hâm mộ cuồng nhiệt.

 

Lợi nhuận khổng lồ đến từ cấp độ RAVING FAN. Hãy đo lường lại số liệu và khách hàng tiềm năng của bạn và xác định có bao nhiêu doanh nghiệp bạn có ở mỗi cấp. Bạn sẽ tạo ra một cơ hội khổng lồ, một khi bạn bắt đầu thực hiện các chiến lược để đưa khách hàng lên các cấp độ cao hơn của Nấc thang Khách hàng Trung thành.

 

Để xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành, bạn sẽ cần phải bắt đầu từ nấc thang đầu tiên. Khách hàng tốt nhất của bạn được xây dựng từ những tương tác đầu tiên.

 

‘Nấc thang của khách hàng trung thành” là quá trình 7 bước để tạo nên những khách hàng hâm mộ cuồng nhiệt. Để có được nhiều khách hàng ở cấp độ đó, bạn cần có ý thức cải thiện từng bước tốt hơn mỗi ngày, với mục tiêu cuối cùng trong tâm trí.

26 Lý Do Khiến Người Khác Mua Hàng Từ Bạn

Bắt đầu bằng câu hỏi:

Tại Sao Khách Hàng/ Đối Tác lại lựa chọn mua hàng từ bạn?

Khách hàng hy vọng có được điều gì khi chi tiền để mua một món hàng nào đó từ bạn?

Dưới đây là danh sách từ cuốn The AMA Complete Guide To Small Business Advertising ( Tạm Dịch: Hướng Dẫn Trọn Bộ Về Quảng Cáo Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Theo Tiêu Chuẩn AMD).

Bạn sẽ thu được nhiều doanh thu và tăng gấp nhiều lần lợi nhuận từ công việc kinh doanh nếu bạn biết vận dụng 26 lý do mua hàng của con người vào công việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ giúp khách hàng đạt được điều họ mong muốn, bạn sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề mà họ đang vướng mắc và không thể tự hoặc khó tự mình tìm ra và tự giải quyết chúng, Bạn sẽ là bạn là một chuyên gia là người giúp đỡ khách hàng khi bán hàng cho họ.

26 Lý Do Khiến Người Khác Mua Hàng Từ Bạn

Lý Do 1: Kiếm Tiền

Lý Do 2: Tiết Kiệm Tiền

Lý Do 3: Tiết Kiệm Thời Gian

Lý Do 4: Tiết Kiệm Công Sức

Lý Do 5: Thoải Mái Hơn

Lý Do 6: Sạch Sẽ Hơn

Lý Do 7: Khỏe Mạnh Hơn

Lý Do 8: Không Còn Đau Đớn Về Thể Xác

Lý Do 9: Được Khen Ngợi

Lý Do 10: Được Nổi Tiếng

Lý Do 11: Thu Hút Người Khác Giới ( Tình Yêu )

Lý Do 12: Bảo Vệ Tài Sản

Lý Do 13: Hưởng Thụ Nhiều Hơn

Lý Do 14: Thảo Mãn Sự Tò Mò

Lý Do 15: Bảo Vệ Gia Đình

Lý Do 16: Có Phong Cách Riêng

Lý Do 17: Sở Hữu Hoặc Nắm Giữ Tài Sản Xinh Đẹp

Lý Do 18: Ngon Miệng, Ăn Ngon

Lý Do 19: Cạnh Tranh Với Người Khác

Lý Do 20: Tránh Khỏi Rắc Rối

Lý Do 21: Tránh Bị Chỉ Trích 

Lý Do 22:  Được Riêng Tư

Lý Do 23: Bảo Vệ Danh Dự

Lý Do 24: Tận Dụng Những Cơ Hội

Lý Do 25: Được An Toàn

Lý Do 26: Công Việc Được Dễ Dàng Hơn

 

Hãy xem những gì bạn đang bán có liên quan gì đến 26 lý do khách hàng quyết định mua hàng hay không. Nhận ra động lực mua hàng của họ và kết nối, liên kết nó với công việc kinh doanh của bạn thì đó là chìa khóa giúp công việc kinh doanh của bạn tăng trưởng một cách đột phá.

Luật 250 Của GIRARD Người Bán Hàng Phải Biết

  • Trung Bình Trong Một Đám Cưới Số Lượng khách mời là 250 người
  • Trung Bình Trong Một Đám Tang Số lượng người đến chia buồn là 250 người

Luật 250 Của Girard là gì?

  • Trong cuộc đời mỗi con người trong chúng ta quen biết khoảng 250 người đủ quan trọng để mời họ tới dự đám cưới hoặc tang lễ – 250 người!
  • 250 người là con số trung bình, bình quân số lượng mối quan hệ mà một con người có thể có được trong cuộc đời mình

 

Luật 250 Của Girard Có Ý Nghĩa Gì Trong Bán Hàng?

Tôi lấy ví dụ 1 tuần bạn tiếp 100 khách hàng. Bạn làm phật ý hoặc bỏ qua 5 khách hàng thì 1 năm bạn sẽ đánh mất là:

5 khách hàng bị mất x 250 mối quan hệ x 4 tuần/tháng x 12tháng/năm = 60.000 khách hàng

1 năm bạn sẽ mất đi tương đương sức chứa của sân vận động mỹ đình tính cả mặt sân.

  • Bạn có thể tự tính số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn đã đánh mất trong suốt thời gian qua của mình bằng công thức tính trên. không cần phải là một người giỏi tính toán cũng biết ngay được tầm quan trọng của Luật 250 của Girard. Con số thiệt hại là khổng lồ ngoài sức tưởng tượng của bạn cho tới khi bạn biết điều này.

 

  • Người ta thường hay kể với người khác về việc họ mua gì và có dự định mua gì. Những người khác luôn đưa ra lời khuyên về địa điểm mua cùng giá cả mặt hàng đó. Đây là một phần trong đời sống hàng ngày của người bình thường.

 

  • Bạn có dám gây hại tới chỉ một người trong số họ không? Tôi thì không và Tôi cá là bạn cũng không dám vô tư gây mất lòng khách hàng như trước khi bạn biết tới điều này. Tôi biết việc kinh doanh và thu nhập của tôi tới từ những người đưa ra lời khuyên đó ( hình thức marketing truyền miệng). Khi bạn làm tốt, làm hài lòng một khách hàng đó là cơ hội bạn có thể sở hữu 250 mối quan hệ của họ đó cũng chính là khách hàng tiềm năng của bạn, đó chính là nồi cơm của bạn đó.

 

  • Chúng ta không bàn về tình yêu hay tình bạn. Chúng ta đang nói về công việc kinh doanh. Tôi không quan tâm bạn đang thực sự nghĩ gì về những người bạn của mình, tôi không quan tâm bạn đang nghĩ gì về những người xung quanh bạn. Nhưng cách bạn hành xử với họ, cách bạn làm việc với họ, cách bạn giao tiếp với họ mới là điều quan trọng. Bất kể ai từ những kẻ ăn mày, kẻ điên rồ, kẻ đáng khinh, những kể nghiện ngập, nhứng kẻ lập dị, những kẻ khó tính khó nến đề có thể giúp bạn làm đầy túi tiền của mình.

 

  • Nếu bạn làm mất lòng, làm bực bội một người nào đó thì bạn biết hậu quả rồi đó. bạn có thể trở nên tồi tệ và xấu xa trong mắt của 250 người nữa mà bạn thậm trí còn không biết họ là ai, không biết làm gì và điều quan trọng là bạn biết chắc chắn là bạn sẽ mất đi số tiền từ túi họ khi họ có nhu cầu mua sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

 

Mỗi lần bạn dập tắt một cơ hội dù chỉ là một cơ hội là bạn đã dập tắt thêm 250 cơ hội khác nữa – hãy khắc cốt ghi tâm điều này

 

 

Bắt Đầu Công Việc Kinh Doanh Online

Tam Bảo Phải Có Bên Mình: (Miễn Phí và Mất Phí)

    • Sách Hay
    • Bạn Tốt
    • Thầy Hiền Trí (Google cũng được coi là một người thầy hiền trí)

Mở mang trí tuệ là bước đầu tiên cần phải làm trong việc khởi nghiệp kinh doanh online. Bởi bạn còn không biết quá nhiều thứ để có thể thành công, vậy hãy học hỏi từ những người thành công và cả những người thất bại. Lấy thất bại của người khác làm bài học xương máu của mình đó là bí quyết để rút ngắn thời gian để có được thành công.

Bạn có mọi thứ mỗi khi bạn cần, May mắn chỉ đến với những người có sự chuẩn bị. Thành công chỉ đến với người giành 80% cho sự chuẩn bị trước khi làm bất kể việc gì đặc biệt là trong khởi nghiệp kinh doanh.

  • Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh bằng số vốn 0đ
  • Bạn cần chuẩn bị cho một kế hoạch tài chính đảm bảo để bắt đầu công việc kinh doanh
    • Tự mình chuẩn bị
    • Kêu gọi người thân
    • Kêu gọi bạn bè
    • Kêu gọi hợp tác
    • Kêu gọi đầu tư
    • Vvv………………
  • Lựa chọn 1 số điện thoại giao dịch
    • Sim số điện thoại cần phải đăng ký chính chủ tên mình để tránh mất sau một thời gian sử dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh
  • Chuẩn bị một chiếc điện thoại có thể quay video, chụp ảnh đẹp
  • Chuẩn bị cho mình một nơi làm việc phù hợp
    • (khởi nghiệp nên chọn tại nhà luôn cho giảm chi phí)
  • Lựa Chọn Tên Thương Hiệu
  • Lập Website
  • Lập Tài khoản email
  • Lập Tài Khoản Google
  • Lập Gian Hàng Trên Các Sàn Thương Mại Điện Tử
    • Shopee
    • Tiki
    • Lazada
    • Vv……………………
  • Lập Tài Khoản trên các nền tảng mạng xã hội:
    • Facebook,
    • Tiktok,
    • Youtube
    • vvv………………….
  • Xây dựng nội dung số có ích nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng và đưa chúng lên các kênh truyền thông, mạng xã hội nơi mà khách hàng của bạn thường xuyên lui tới.
  • Lập danh sách khách hàng tiềm năng ( Tìm Kiếm khách hàng trước khi nhập sản phẩm/dịch vụ hoặc tạo ra sản phẩm).

 

Xây Dựng Hệ Thống Bán Hàng

Sau khi có sự phân tích về thị trường, khách hàng tiềm năng, nhu cầu và tìm kiếm hoặc tạo ra sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng hệ thống bán hàng giúp công việc marketing và bán hàng của chúng ta đạt hiệu quả cao nhất.

 

Đặt khách hàng làm trung tâm đó là kim chỉ nam cho việc xây dựng hệ thống bán hàng. Nguyên tắc đó là sự Thấu Hiểu. Mỗi chiến lược, mỗi hành động của quy đình bán hàng đề phải hướng đến lợi ích của khách hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng, giúp đỡ khách hàng cải thiện một vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong công việc.

 

  1. Lập Danh Sách Khách Hàng + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  2. Hẹn Gặp Khách Hàng + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  3. Xây Dựng Mối Quan Hệ Thân Tình Và Tin Cậy + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  4. Xác Định Nhu Cầu + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  5. Trình Bài Bán Hàng Tập Trung Vào Lợi Ích + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  6. Sử Lý Sự Từ Chối + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  7. Chốt Đơn (Đưa Ra Lời Đề Nghị Mua Hàng) + Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra
  8. Logictis + Xin lời Giới Thiệu + Đo Lường và Kiểm Tra
  9. Chăm Sóc Sau Bán và Bán Tiếp+ Xin Lời Giới Thiệu + Đo Lường Và Kiểm Tra

 

Bước 1: Lập Danh Sách Khách Hàng Tiềm Năng

  • Sau khi Xây Dựng Được Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng bước tiếp theo để Bạn có thể thành công trong công việc kinh doanh là Xây Dựng Danh Sách Khách Hàng Tiềm Năng Không Giới Hạn.
  • Bạn càng có nhiều Khách Hàng Tiềm Năng bạn càng bán được nhiều hàng, bạn càng kiếm được nhiều Tiền.
  • Xây Dựng Danh Sách Khách Hàng Tiềm Năng không phải là một hoạt động bán hàng. Nó là một hoạt động hoàn toàn tách biệt với hoạt động bán hàng có quy trình độc lập.
  • Sai lầm lớn hiện nay là chạy quảng cáo và chốt đơn luôn. Trước đây thì hiệu quả còn giờ thì không còn hiệu quả bởi thế giới phẳng mọi thứ đều có sẵn trên internet chỉ cần một vài giây là khách hàng đã có thể tìm thấy nhà cung cấp khác tương tự như bạn với giá thành rẻ hơn khá nhiều thậm trí khách hàng có thể tìm tới tận nhà sản xuất/ nhà cung cấp gốc của bạn.
  • Quy trình độc lập này cần phải thực hiện hàng ngày, được đo lường hàng giờ và liên tục tối ưu hóa phù hợp với nhu cầu/ vấn đề của khách hàng tiền năng trong thị trường tiềm năng.

Khách Hàng Tiêm Năng Là Gì?

Khách Hàng Tiềm Năng là những cá nhân, nhóm người chưa trả tiền để mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhưng lại có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó. Quan trọng hơn cả là họ có khả năng tài chính đủ để chi trả cho bạn ngay khi quyết định mua hàng.

  • Những người có vấn đề và đang tìm giải pháp có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung ứng.
  • Những người chưa biết đến thương hiệu công ty bạn hoặc chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Những người đang phân vân chọn lựa giữa sản phẩm của bạn với công ty đối thủ.
  • Những người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty đối thủ.

 

Cách Để Hiểu Và Tìm Ra Nhu Cầu/Vấn Đề

  • Tham gia các hội nhóm khách hàng mục tiêu xuất hiện
  • Quan Sát, Lắng Nghe, Theo Dõi trên các trang mạng xã hội
  • Phỏng vấn khách hàng hiện có
  • Nghiên Cứ, Phân tích website
  • Phân tích đối thủ
  • Sử dụng google alert
  • Tận dụng các mạng lưới chuyên môn
  • Thực hiện các khỏa sát trên diện rộng
  • vv….

Cách Để Xây Dựng Danh Sách Khách Hàng

Bước 1: Xây Dựng Niềm Tin bằng các tuyên bố tích cực

  • Tôi có thể xây dựng danh sách khách hàng vô hạn
  • Tôi là bậc thầy trong việc lập danh sách khách hàng
  • Tôi dễ dàng tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng mình muốn

Bước 2: Xác Định Rõ Ràng Mục Tiêu Số Lượng

Số Lượng danh sách khách hàng tiềm năng 1 năm, 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày, 1 giờ bạn muốn sở hữu

Bước 3: Thiết lập hệ thống đo lường

Các con số phải thường xuyên liên tục được hiển thị trước mắt bạn

Mục tiêu: Dán lên tường, dán lên máy tính, dán lên gương, dán lên cửa ra vào vvvv…. bất kể chỗ nào bạn có thể nhìn thấy

Số Liệu: Cần hiển thị trước màn hình máy tính, điện thoại, Sổ sách vv… hiển thị 24/7 có tiến trình đánh giá xem mình đạt hay không đạt

Bước 4: Thực Hiện Lập DSKH

Chiến lực áp dụng

  • Sử Dụng Chiến Lược Đa Kênh
    • Online: Youtube, Website, Tiktok, Facebook, zalo, viber vv……
    • Offline: Hội thảo, Câu lạc bộ
  • Hỏi mọi người về thông tin liên lạc
  • Sử dụng bể cá của bạn/họ
  • Biến Nhà Cung cấp thành khách hàng
  • Xin lời giới thiệu
  • Vòng ảnh hưởng
  • Leo Thang
  • Landing page
  • Tặng Quà
  • Sử dụng danh sách cũ
  • nói chuyện trước sân khấu/đám đông

Việc cần làm

  • Tham gia các mạng lưới liên kết, hiệp hội doanh nghiệp
    • Xuất hiện thường xuyên để tạo ra giá trị cho cộng đồng
  • Tham gia các tổ chức địa phương
    • Xuất hiện thường xuyên để tạo giá trị cho cộng đồng địa phương.
  • Xây Dựng Các Cộng Đồng Liên Quan
    •  Trên Facebook, Zalo vv…..
  • Dùng Youtube để xây dựng danh sách khách hàng
    • Mỗi ngày 1 Video Chia Sẻ Kiến Thức, Trải Nghiệm, Kinh Nghiệm
  • Đa dạng hóa các Form thu thập thông tin trên Website
    • Form nhận quà tặng miễn phí như sách, báo cáo hàng tuần, nghiên cứu khảo sát chất lượng vv…
  • Dùng Fanpage để xây dựng danh sách khách hàng
    • Mỗi ngày đăng tối thiểu 4 bài
    • Hình Ảnh
    • Câu Trích Dẫn Có Hình Ảnh
    • Bài Viết Ngắn
    • Bài Viết Dài
  • Kết hợp với đối tác để xây dựng danh sách khách hàng
    • Kết hợp với các đối tác có chung một đối tượng khách hàng
  • Sử dụng đòn bẩy quảng cáo để xây dựng danh sách khách hàng
    • Quảng cáo google ads
    • Quảng cáo facebook ads
  • Liên tục dùng các mạng xã hội thúc đẩy tặng quà để xây dựng danh sách khách hàng
  • vv……………

 

Bước 2: Hẹn Gặp

Nguyên tắc để hẹn gặp thành công là luôn luôn giúp khách hàng nhận được một cái gì đó giá trị bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm giúp cải thiện công việc hoặc cuộc sống của họ tốt hơn hoặc giúp họ hạnh phúc hơn.

  • Tạo Hội Nhóm Facebook Để Gặp Gỡ Thường Xuyên
  • Tạo Nhóm Zalo Để Gặp Gỡ Thường Xuyên
  • Tạo Nhóm Zoom Để Gặp Gỡ Thường Xuyên
  • Vv………….

 

Bước 3: Xây Dựng Mối Quan Hệ Thân Tình và Tin Cậy

Thân Tình Là Gì?

  • Mối quan hệ thân tình là sự gần gũi, chân thành, thân mật, quen thuộc

Tạo Sự Tương Đồng:

Lý thuyết về sự tương đồng cho rằng người ta thường thích những đồ vật quen thuộc hơn những đồ vật xa lạ. Điều này cũng đúng với con người. Chúng ta thường thích những người giống với chúng ta. Lý thuyết này vẫn đúng cho dù đó là sự tương quan về quan điểm, tính cách, nguồn gốc xuất thân hay phong cách sống. Để vượt qua được các rào cản ban đầu thì ngoài việc chúng ta làm cho khách hàng cười chúng ta cần phải chia sẻ về những mối quan tâm giống nhau, số thích giống nhau, sự tương đồng từ trong cuộc sống cá nhân cũng như trong công việc. từ đó tạo nên nền tảng cho việc xây dựng sự thân tình.

Các Yếu Tố Tạo Sự Tương Đồng:

  1. Quê Quán
  2. Xuất Thân
  3. Hoàn Cảnh Sống
  4. Tính Cách
  5. Trường Lớp
  6. Thầy Cô
  7. Bạn Bè
  8. Ngôn Ngữ
  9. Thời Trang, Quần Áo, Giầy Dép
  • Xe Cộ, Ăn Uống
  • Môn Thể Thao
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Sách Vở
  • Câu Lạc Bộ
  • Ước mơ
  • Tầm nhìn
  • Sở Trường
  • ……..

Tin Cậy Là Gì?

  • Tin Cậy là Đáng Tin, có thể dựa hẳn vào, trông cậy vào, tin tưởng đến mức có thể hoàn toàn trông cậy vào

Vị trí của bạn trong tâm trí khách hàng – Cách họ suy nghĩ và nhận định về bạn quyết định việc họ có mua hàng của bạn không, họ dàng bao lâu để ra quyết định mua hàng, họ sẽ mặc cả như thế nào và liệu họ có mua sản phẩm/dịch vụ của bạn một lần nữa hoặc giới thiệu với bạn bè họ hay không.

 

3 Bí Mật Của Người Bán Hàng Thành Công

Một người bán hàng giỏi nhất trong tất cả các ngành nghề trên thế giới tiếp cận khách hàng theo 3 cách chính:

  1. Là một Người Bạn
  2. Là một Chuyên Gia
  3. Là một Giáo Viên

Khách hàng chỉ thật sự quan tâm tới vấn đề của họ, Khách hàng không quan tâm tới những gì bạn bán. Việc của bạn là giúp đỡ khách hàng giải quyết được càng nhiều vấn đề của họ càng tốt, đặc biệt những vấn đề mà khách hàng quan tâm nhưng không liên quan tới sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Bạn hãy trở thành một người bạn, một nhà tư vấn và là một giáo viên của khách hàng khi họ cần. Bạn sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng từ đó bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ thân tình và tin cậy với khách hàng mục tiêu của mình.

 

Người bán hàng là một Người Bạn

  • Bạn định vị bản thân với tư cách là một người bạn, người thân trong gia đình.
  • Khách hàng cần nghĩ tới bạn như một người bạn, một người chân thành quan tâm tới họ như những người bạn tốt, đáng tin cậy.
  • Mọi người sẽ không mua hàng của bạn cho đến khi họ được thuyết phục rằng bạn là bạn của họ và rằng bạn đang hành động vì lợi ích tốt nhất của họ.
  • Bạn cần phải xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng cách luôn đúng giờ, có sự chuẩn bị và luôn luôn tập trung vào vấn đề của khách hàng.
  • Bạn phải giành Thời Gian chú ý, quan sát, đặt câu hỏi, lắng nghe để hiểu được khách hàng. Bạn cần thấu hiểu những vấn đề của khách hàng, những nỗi đau của khách hàng, những mong muốn của khách hàng, những thứ mà khách hàng thích, những thứ mà khách hàng không thích, những thứ mà khách hàng quan tâm vv…. Từ nền tảng niềm tin bạn sẽ di chuyển dần sang cảm giác về tình bạn.
  • Trở thành một người bạn chân thành và đáng tin cậy của khách hàng từ đó bạn tạo ra được một mối quan hệ bền vững dựa trên sự thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau đó là nền tảng cho những giao dịch mua bán thành công. Bạn không thể bán hàng cho người mà bạn không thích và bạn cũng không thể mua hàng từ một người bạn không thích.
  • Nếu Khách hàng Không Thích Bạn, Không Tin Tưởng Bạn thì họ sẽ mãi mãi không mua hàng từ bạn. Hãy làm cho khách hàng Thích bạn, Tin Tưởng Bạn và trở thành bạn bè của khách hàng trước khi bán bất cứ thứ gì cho họ.

 

Người Bán Hàng Là Một Chuyên Gia (Nhà Tư Vấn)

  • Bạn định vị bản thân như một chuyên gia, một nhà tư vấn, một cố vấn uy tín của khách hàng bằng cách tập trung giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề của họ hoặc đạt được những mục tiêu mà họ đặt ra.
  • Khách hàng thường nghĩ về người bán hàng tốt nhất khi họ là một chuyên gia uy tín, một người đưa ra cho họ những lời khuyên tốt để giúp họ cái thiện cuộc sống hoặc công việc của mình trên mọi lĩnh vực chứ không phải chỉ có những thứ liên quan tới sản phẩm/dịch vụ.
  • Bạn cần đặt những câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng và thấu đáo về khách hàng để giúp họ suy nghĩ tốt hơn, rõ ràng hơn về những vấn đề mà họ gặp phải cũng như những nhu cầu, mong muốn thật sự của họ. Bằng những câu hỏi thông minh bạn sẽ khiến bản thân mình trở nên có giá trị hơn trước khách hàng và họ sẵn sàng cởi mở hơn với bạn trong những lần hẹn gặp.
  • Khi khách hàng nhìn nhận bạn như là một nhà tư vấn, một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn thì họ sẽ hình thành thói quen không mua sản phẩm dịch vụ tương tự từ bất kỳ ai khác ngoài bạn. Họ tin tưởng bạn tới mức sẵn sàng gọi cho bạn để xin tư vấn về sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh họ tin rằng bạn sẽ luôn chân thành và sẽ giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất. khi đó bạn chính là chuyên gia nhà tư vấn trong tâm trí khách hàng.

 

Người Bán Hàng Là Một Giáo Viên ( Giáo Dục )

  • Khách hàng nhìn nhận người bán hàng giỏi nhất như một nhà giáo. Người luôn chỉ bảo cho họ cách để đạt được những lợi ích tốt nhất từ sản phẩm/ dịch vụ mà khọ đang bán.
  • Người bán hàng giỏi nhất luôn luôn nỗ lực để chỉ cho khách hàng tất cả những thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra quyết định tốt nhất.
  • Tất cả những bài học mà bạn dạy cho khách hàng sẽ tăng mong muốn mua sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng đồng thời tăng độ trung thành mà họ dành cho bạn cũng như sản phẩm của bạn sau khi mua hàng.
  • Bạn càng đào tạo cho khách hàng của mình tốt thì khả năng họ nói chuyện với người khác về những gì bạn bán và cách để họ có thể có được những lợi ích tốt nhất từ sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ càng cao. Bằng cách dành thời gian để hướng dẫn khách hàng bạn sẽ thực sự biến họ thành những người ủng hộ mình, những người cuối cùng sẽ bán sản phẩm/ dịch vụ của bạn cho người khác bằng cách nói về những lợi ích mà họ đang được tận hưởng.

 

 Bước 4: Xác Định Nhu Cầu/Vấn Đề

  • Tham gia các hội nhóm khách hàng mục tiêu xuất hiện
  • Quan Sát, Lắng Nghe, Theo Dõi trên các trang mạng xã hội
  • Hỏi họ những vấn đề họ đang gặp phải
  • Thông qua các câu hỏi mà khách hàng hỏi trên các hội nhóm, diễn đàn
  • Thông qua các comment của các bài viết
  • Tổng hợp thông tin trả về từ các công cụ đo lường như google planner, google analytic, google alert
  • Nghiên cứu từ đối thủ cạnh tranh
  • Thực hiện các khảo sát
  • Nghiên cứu phân tích các website
  • Vvv…………………………

 

Bước 5: Trình Bày Bài Bán Hàng Tập Trung Vào Lợi Ích

Chuyển Tính Năng thành Lợi Ích

Những Tính Năng không là gì ngoài các thuộc tính có sẵn của sản phẩm, trong khi Những Lợi Ích là thứ mà khách hàng muốn nhận được từ sản phẩm.

Bất cứ khi nào, một khách hàng tìm mua một sản phẩm, chẳng hạn như máy tính xách tay, tủ lạnh, ô tô, hoặc điện thoại di động họ sẽ có vô số lượng lựa chọn. Vì vậy, việc đưa ra quyết định mua sản phẩm nào có một chút khó khăn, nhưng người ta có thể thu hẹp danh sách, dựa trên các tính năng và lợi ích sau khi quyết định số tiền mình muốn chi tiêu.

Các Tính năng của sản phẩm xác định các đặc tính của sản phẩm, có thể là kỹ thuật, vật lý hoặc mô tả. Ngược lại, Lợi ích cung cấp lý do cho khách hàng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ, tức là sản phẩm hữu ích cho họ theo nghĩa nào hoặc nó có thể cải thiện điều gì trong cuộc sống của họ.

 

Tính Năng Là Gì?

  • Tính Năng của sản phẩm là các đặc điểm về hình thức, thành phần, đặc điểm và tính chất (hình thức, trọng lượng, kích thước, mùi, chất liệu, màu sắc) làm tăng giá trị cho người dùng cuối cũng như đảm bảo sự khác biệt của sản phẩm, giúp trong việc nâng cao sức hấp dẫn của nó đối với những người mua tiềm năng.
  • Đó là khía cạnh thực tế, kỹ thuật, vật lý hoặc chức năng của sản phẩm. Nó có thể là bất cứ điều gì về sản phẩm hoặc thiết kế của nó. Nó chỉ định:
    • Nó bao gồm những gì?
    • Nó chứa những gì?
    • Nó được đóng gói như thế nào?
    • Có gì mới hoặc khác về nó?
    • Làm thế nào nó hoạt động?
  • Đây là thuộc tính có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nó có thể được sử dụng như một chiến lược tiếp thị sản phẩm nhằm nhấn mạnh tính hữu ích của sản phẩm đối với đối tượng mục tiêu.

Do đó, bất kỳ tuyên bố nào nói về sản phẩm là gì hoặc có, bao gồm màu sắc, thành phần và thông số kỹ thuật. Chúng là các đặc điểm vật lý của sản phẩm, điều này làm tăng thêm độ tin cậy và chất lượng cho sản phẩm của bạn.

 

Lợi Ích Là Gì?

  • Lợi ích của sản phẩm là danh sách những lợi thế mà sản phẩm mang lại, nó thỏa mãn nhu cầu, mong đợi, mong muốn và mong muốn của khách hàng. Đó là điều mà nhà sản xuất hứa hẹn rằng khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm. Do đó, nó đưa ra lý do để khách hàng mua sản phẩm.
  • Nó có thể ở dạng chi phí, tiện lợi, khả năng sử dụng, năng suất, hiệu quả, tính bền vững, trạng thái, giá trị, chất lượng, đặc tính, v.v … Hơn nữa, cần phải lưu ý rằng lợi ích của sản phẩm là do tính năng của nó.
  • Nói cách tốt hơn, lợi ích mô tả kết quả cuối cùng nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Nó phản ánh sự cải thiện đạt được trong cuộc sống của khách hàng hoặc các giải pháp được cung cấp cho các vấn đề của khách hàng. Nó xác định tính hữu ích của sản phẩm hoặc sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

 

Sự Khác Biệt Giữa Tính Năng Và Lợi Ích

  1. Tính năng về cơ bản là đặc điểm hoặc đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm của công ty, tức là nó mô tả điều gì đó mà sản phẩm đang hoặc có. Ngược lại, lợi ích không là gì ngoài giá trị hoặc kết quả mà công ty cung cấp tạo ra cho khách hàng.
  2. Một tính năng mô tả “sản phẩm” của bạn là gì / có / làm gì. Ngược lại, lợi ích là “tại sao” tính năng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và phù hợp với khách hàng tiềm năng.
  3. Các tính năng của sản phẩm dựa trên thông tin thực tế, trong khi lợi ích của sản phẩm có xu hướng tạo ra một kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu để họ có thể dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm.
  4. Các tính năng của sản phẩm có thể nêu các chi tiết, cho dù đó là vật lý, công nghệ hay chức năng. Ngược lại, lợi ích của sản phẩm giải thích những cải tiến, sự thoải mái hoặc giá trị mà nó có thể thêm vào cuộc sống của khách hàng.
  5. Mặc dù tính năng nằm trong bản thân sản phẩm, hay nói cách khác, các tính năng được sản phẩm sở hữu, nhưng lợi ích nằm trong cuộc sống của khách hàng, tức là dưới dạng giải pháp cho các vấn đề khác nhau, dễ dàng thực hiện công việc, sự hài lòng, v.v.

 

Khách Hàng Quan Tâm Tới Điều Gì Khi Đi Mua Hàng

Khi đi mua hàng khách hàng quan tâm tới vấn đề, nhu cầu của họ sẽ được giải quyết như thế nào thông qua sản phẩm/ dịch vụ mà họ dự định mua. Vì vậy, điều mà khách hàng thật sự quan tâm khi nghiên cứu một sản phẩm và Yếu tố mà khách hàng dựa vào để đưa ra lựa chọn đó là lợi ích mà sản phẩm / dịch vụ đó đem lại cho khách hàng.

 

Sản phẩm / dịch vụ có khả năng giải quyết vấn đề / nhu cầu của khách hàng ở cấp độ nào, nó có làm thảo mãn nhu cầu của khách hàng hay không, nó có phải là sản phẩm có những lợi ích độc đáo và duy nhất trên thị trường có thể giải quyết được vấn đề của họ hay không? Nếu bạn mô tả được đúng lợi ích mà khách hàng mong muốn được sở hữu thì khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng từ bạn.

 

Việc Cần Làm Của Người Bán Hàng:

Chuyển Tính Năng Thành Lợi Ích

Liệt Kê Tính Năng

  • Liệt kê đầy đủ các tính năng của sản phẩm
  • Liệt kê đầy đủ các lợi ích tương ứng với các tính năng của sản phẩm
  • Lưu Ý:  1 tính năng có thể có nhiều lợi ích khác nhau vì vậy chúng ta cần phải liệt kê đầy đủ các lợi ích của một tính năng để dùng tài liệu sử dụng trong bài bán hàng

Liệt kê lợi ích tương ứng với nhu cầu/vấn đề của khách hàng

  • Xác định chính xác những lợi ích của sản phẩm có thể giải quyết mỗi nhu cầu/ vấn đề của khách hàng.
  • Bạn càng làm được nhiều bảng giải pháp giải quyết các nhu cầu / vấn đề của khách hàng dựa trên bảng lợi ích bạn càng có nhiều phương án thuyết phục khách hàng mua hàng

 

Chúng ta có thể nói rằng thực tế những gì được bán trên thị trường là lợi ích của sản phẩm chứ không phải tính năng của nó, vì các tính năng chỉ được nói đến để giải thích những lợi ích mà người ta có thể nhận được. Điều này là do thực tế là khách hàng quan tâm nhiều hơn đến các lợi ích, so với thông số kỹ thuật của nó, tức là các tính năng. Sử dụng linh hoạt và hiệu quả bảng nhu cầu/ vấn đề và bảng lợi ích của sản phẩm/dịch vụ là bí quyết giúp bạn trở thành người bán hàng hàng đầu.

 

 Bước 6: Xử Lý Sự Từ Chối

Đỉnh Cao của Người Bán Hàng Đó Là Không Bán Gì Cả.

Luôn Xử Lý Mọi Sự Từ Chối hay Còn gọi là Các Rào Cản Đưa Ra Quyết Định Của Khách Hàng. Người bán hàng suất sắc luôn là người chủ động trong mọi vấn đề, mọi bước trong quá trình bán hàng, họ nắm bắt được những vấn đề khách hàng quan tâm, những rào cản để đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng qua các câu hỏi, qua sự lắng nghe, quan sát dựa vào kinh nghiệm họ tổng kết được những lý do mà khách hàng sẽ đưa ra để từ chối lời đề nghị mua hàng của họ. Và người bán hàng thông minh là người khéo léo sử lý mọi sự từ chối trước khi đưa ra lời đề nghị khách hàng mua hàng và họ gần như không còn lý do gì để từ chối cả.

Từ chối mua hàng vì giá và ngân sách

1. Quá đắt

Giá là một trong những vấn đề thường gặp nhất của khách hàng. Khách hàng thường chê đắt so họ chưa tin hoặc chưa biết về giá trị sản phẩm bạn đem lại. Nếu bạn tập trung nói về giá trị, bạn sẽ định hình trong đầu khách hàng rõ ràng hơn sản phẩm này đắt hay rẻ. Do đó, chiến lược giảm giá chưa hẳn đã là một nước đi thông minh.

2. Tôi không đủ tiền

Có thể vấn đề này là do doanh nghiệp của khách hàng chưa thực sự lớn để có đủ chi phí trả tiền cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy bám sát sự tăng tưởng của họ trong tương lai.

3. Chúng tôi không còn đủ ngân sách cho việc này

Một biến thể khác của việc “không đủ tiền”, có thể rằng khách hàng của bạn đang gặp vấn đề trong quản lý dòng tiền tại doanh nghiệp mình. Bạn có thể đưa ra các lời đề nghị hỗ trợ thời gian trả tiền để có thể giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn, không có áp lực trong quyết định mua.

 

Từ chối mua hàng vì đối thủ

4. Chúng tôi đang hợp tác với bên A

Nếu khách hàng của bạn đang hợp tác với đối thủ, điểm lợi ở đây là họ đã xác định được nhu cầu và vấn đề của họ một cách rõ ràng. Họ cũng đã hiểu được các giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề đó. Vậy nên bạn chẳng cần phải làm gì khác ngoài việc nói về sản phẩm của mình.

Việc họ đang hợp tác hoặc sử dụng sản phẩm của bên A không đồng nghĩa với việc họ hài lòng 100%. Hãy nghiên cứu về mối quan hệ này: Tại sao họ lại lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của đối thủ? Điều gì tốt và điều gì chưa tốt? Tập trung vào những phàn nàn mà sản phẩm của bạn không gặp phải hoặc có thể giải quyết được.

5. Tôi có thể mua sản phẩm tương tự như của bạn với giá rẻ hơn

hàng đó đang cố gắng so sánh giá sản phẩm của bạn để có thể mong bạn giảm giá cho họ? Hoặc sự thật là có đầy các sản phẩm có chức năng y hệt nhưng giá cả lại phải chăng hơn?

Nếu trường hợp đầu tiên, bạn có thể chọn mức giảm giá mà tối đa bạn chấp nhận được, đi kèm với việc nhấn mạnh các đặc điểm của sản phẩm với khách hàng. Từ chối nếu họ yêu cầu giảm giá thấp hơn. Nếu là trường hợp thứ 2, hãy xoáy sâu vào giá trị, và tính năng vượt trôi, điểm khác biệt mà bạn có ( còn nếu y hệt thì đúng là không có cách nào thật)

6. Tôi vẫn thấy sản phẩm của bên A tốt

Nếu như khách hàng vẫn cảm thấy họ đang hạnh phúc? Áp dụng y hệt chiến lược cũ – tìm hiểu tại sao khách hàng tin tưởng quan hệ của họ với đối thủ là có lợi, khám phá những điểm yếu nếu có thể mà sản phẩm bạn làm tốt hơn.

7. Bên A bảo sản phẩm của bạn “….” (điều gì đó không đúng sự thật)

Theo chuyên gia bán hàng Jeff Hoffman, người trong ngành sales nên phản hồi lại “Điều đó không đúng”, xong dừng.

Hoffman nói rằng 90% phản hồi này đã đủ làm thỏa mãn người mua. Nếu như khách hàng vẫn không chắc chắn lắm, họ sẽ tự động hỏi những câu tiếp theo. Từ đó, bạn có thể cung cấp thêm các thông tin phù hợp:
“Sản phẩm của chúng tôi sản xuất ở bên Thái, không phải ở Trung Quốc. Chúng tôi có bản đồ khu vực nhà máy và đại lý phân phối chính hãng nếu anh/chị cần xem..”

Từ chối mua hàng vì thẩm quyền và khả năng

8. Tôi không đủ thẩm quyền để quyết định mua

Không sao. Hãy hỏi người đó thông tin liên lạc của người đủ thẩm quyền mua sản phẩm của bạn.

9. Chúng tôi đang phải tiết kiệm ngân sách

Điều này rất hiếm khi xảy ra, nhưng khi nó tới, bạn cũng rất khó để giải quyết chúng hiệu quả ngoài việc chờ đợi.

Từ chối mua hàng vì nhu cầu

10. Tôi chưa bao giờ nghe thấy tên công ty của bạn

Hãy coi lời từ chối này như một yêu cầu cung cấp thêm các thông tin. Đừng nhồi nhét cho họ bằng cả một đoạn văn dài đọc đến nửa tiếng, mà thay vào đó là một sự tóm tắt và giá trị cam kết sản phẩm, công ty bạn đem lại

Ví dụ:

“Bên em là công ty cung cấp giải pháp quảng cáo cho những người kinh doanh online như anh/chị. Bên em có những kỹ thuật và mô hình chạy, và công cụ hỗ trợ cập nhật mới nhất có thể giúp ích rất nhiều cho công việc của anh chị.”

11. Tôi không có nhu cầu giải quyết cho vấn đề bạn vừa nói

Bạn cũng nhiều khả năng gặp phải lời từ chối này, bởi có thể khách hàng thực sự chưa nhận ra vấn đề của họ. Hoặc giải quyết vấn đề này không phải là ưu tiên số 1.

12. Tôi chưa thấy rõ liệu sản phẩm của bạn có thể làm được gì

Một yêu cầu nữa về thông tin của sản phẩm mà bạn cần cung cấp. Nhấn mạnh lại với họ về cách sản phẩm của bạn có thể giải quyết các khó khăn của họ một cách chi tiết nhất.

13. Tôi không hiểu sản phẩm của bạn

Đừng vội từ bỏ. Hãy hỏi khách hàng xem liệu họ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng điều gì về sản phẩm, sau đó cố gắng giải thích cho họ theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nhờ đội ngũ kỹ thuật hoặc IT để trở giúp cho bạn trong quá trình thuyết phục khách hàng này.

14. Tôi đã từng nghe những lời phàn nàn về công ty bạn

Những review, nhận xét truyền miệng vô cùng mạnh mẽ, chúng có thể tích cực những đôi lúc cũng tiêu cực. Thay vì ngay lập tức phản đối lời phàn nàn của khách hàng, bạn có thể nói:” Cảm ơn vì đã chia sẻ feedback đó cho em. Em sẽ chuyển chúng ngay cho bộ phận A để giải quyết ạ.”

15. Sản phẩm của bạn quá phức tạp

Tìm hiểu kỹ xem đặc điểm nào của sản phẩm mà khách hàng cảm thấy khó sử dụng. Hãy đảm bảo khách hàng hiểu rằng, nếu họ đồng ý mua sản phẩm, họ sẽ được hỗ trợ tận tình cho đến khi sử dụng được thì thôi

16. Bạn không hiểu về công việc kinh doanh của tôi

Nếu như bạn bán sản phẩm vào một ngành chuyên biệt, có thể bạn đã phải tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề này rồi. Hãy để họ được biết rằng bạn đã có kinh nghiệm làm việc với các công ty cùng ngành khác, và sản phẩm của bạn đã giúp ích cho họ ra sao. Nếu như các giả dụ của bạn về ngành kinh doanh của khách hàng là sai, đừng ngại ngần mà hãy bày tỏ thắng: ” Xin lỗi vì đã nhận định X là đúng, có vẻ như khi áp dụng vào công ty anh/chị lại không hiệu quả. Anh chỉ có thể nói rõ hơn cho em được không?”

17. Sản phẩm của bạn nghe thú vị đấy, nhưng tôi sợ sẽ mất nhiều thời gian để học cách sử dụng chúng

Khi nhận được lời từ chối mua hàng này, để thuyết phục họ, bạn cần đảm bảo rằng họ sẽ không có bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng sản phẩm, cũng như nếu thực họ không sử dụng được, sẽ có bảo hành bằng cách hoàn tiền. Bạn có thể nói thêm “Em hiểu. Thông thường thì khách hàng bên em sẽ mất khoảng từ X ngày/tuần để hoàn toàn sử dụng thông thạo sản phẩm..”

Các lý do từ chối mua hàng khác

18. *Dập máy*

Nếu khách hàng dập máy khi bạn mới nói câu đầu tiên, đừng tỏ thái độ bực tức. Bạn có thể đợi một vài giây, sau đó gọi lại và nói “Xin lỗi anh, hình như do đường chuyền không được tốt! Anh có tiện vài phút để em được trao đổi không?”

19. Tôi đang bận

Tất nhiên rồi, ai cũng bận. Đơn giản giải thích rằng bạn sẽ không gọi với mục đích giới thiệu trong 25-30p đâu. Bạn chỉ muốn có một cuộc trao đổi ngắn gọn để tìm hiểu xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà thôi.

20. Tại sao bạn có được số điện thoại của tôi

Mong rằng, bạn không lấy bừa số điện thoại trên mạng để gọi điện, vì nếu như vậy khách hàng sẽ cảm thấy bị làm phiền. Chỉ cần nhắc lại rằng do anh/chị đã điền form thông tin trên website sản phẩm của bên em, hoặc ở một hội chợ, sự kiện ngành sales nào đó.

 

Xử Lý Sự Từ Chối

Tự Tin – Thật Thà – Cam Kết Mạnh Mẽ

1: Niềm Tin Tích Cực

  • Tôi là người bán hàng giỏi nhất
  • Tôi là người giúp đỡ khách hàng
  • Tôi là người rất giỏi, là bậc thầy xử lý sự từ chối của khách hàng.
  • vv…..

2: Đặt câu hỏi và lắng nghe để:

  • Xác định được tử huyệt cảm xúc của khách hàng
  • Dự đoán những lý do từ chối mua hàng mà khách hàng có thể đưa ra

3: Tìm giải pháp sử lý chúng trước khi khách hàng có cơ hội nói ra những lý do đó

  • Tất cả các giải pháp để sử lý sự từ chối đều dựa trên nguyên tắc lấy khách hàng là trung tâm, vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Cam kết mạnh mẽ nhưng phải chắc chắn thực hiện cam kết trên sự mong đợi của khách hàng.
  • Công cụ tốt nhất là những câu chuyện truyền cảm hứng tích cực đánh đúng và chúng vào tử huyệt cảm xúc và đáp ứng được đúng nhu cầu/vấn đề của khách hàng.

Bước 7: Chốt Đơn – Đưa Ra Lời Đề Nghị Mua Hàng

Bước 8: Logictics

  • Vận Chuyển
  • Lưu Kho
  • Đóng Gói
  • Giao Hàng
  • Lắp Đặt
  • Nhận Hàng Bảo Hành
  • Nhận Hàng Đổi Trả

Bước 9: Chăm Sóc Khách Hàng – Bán Tiếp

  • Tự Tin – Đồng Cảm – Thành Thật – Chịu Trách Nhiệm – Yêu Thương
  • Có mặt ngay khi khách hàng cần, mọi lúc mọi nơi
  • Nắm bắt nhu cầu của khách hàng ngay cả trước khi khách hàng xuất hiện nhu cầu
  • Tâm niệm: khách hàng luôn luôn đúng
  • Kiên nhẫn giải thích với khách hàng
  • Bình tĩnh xử lý khi phát sinh các vấn đề
  • Trung thực chia sẻ thông tin với khách hàng
  • Hiểu tường tận về sản phẩm, dịch vụ của chính mình
  • Rèn luyện kỹ năng quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, học hỏi
  • Đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của bản thân
  • Chú trọng góp ý của khách hàng, nỗ lực cải tiến sản phẩm, dịch vụ
  • Ghi nhớ những thông tin đặc biệt của khách hàng như Tên – Sở Thích Riêng
  • Xây dựng các chương trình ưu đãi cho khách hàng đã mua hàng.
  • Hỏi khách hàng trải nghiệm mua hàng
  • Hỏi khách hàng trải nghiệm sử dụng sản phẩm
  • Trả lời mọi vấn đề của khách hàng khi họ đưa ra câu hỏi một cách thuyết phục
  • Giải đáp nhanh chóng về vấn đề giao nhận, lắp ráp, vận hành, bảo trì bảo dưỡng sản phẩm
  • Viết những là thư tay cảm ơn khách hàng.
  • Đáp ứng nhanh những yêu cầu sau bán hàng như tư vấn sử dụng sản phẩm, bảo hàng, đổi trả hàng hóa một cách nhanh chóng nhất. Đặc biệt phải đảm bảo vượt qua những gì bạn hay tổ chức của bạn đã cam kết với khách hàng trước khi bán hàng.
  • Thường xuyên tương tác với khách hàng trên các hội nhóm, cộng đồng nội bộ mà bạn đã tạo ra. Bằng cách thường xuyên bổ xung những hình ảnh, bài viết, video vv…. cung cấp những nội dung có giá trị phù hợp với đối tượng khách hàng của mình để tăng sự tương tác.
  • Đồng nhất quy trình chăm sóc khách hàng trên mọi nền tảng, mọi kênh marketing và bán hàng.

 

 

Việc Cần Làm Để Bắt Đầu Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online

Có 2 Trường Hợp

Trường Hợp 1 là Bạn Chưa Có Sản Phẩm/Dịch Vụ

Trường Hợp 2 là Bạn Đã Có Sản Phẩm/ Dịch Vụ

Chưa Có Sản Phẩm/Dịch Vụ là một yếu điểm nhưng cũng là một lợi thế để bạn khởi nghiệp kinh doanh online. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ đầu nhưng lại có được những thành công đột phá hơn nhiều những người đã có sản phẩm sẵn bởi bạn có quyền lựa chọn cho mình đối tượng khách hàng mà mình sẽ phục vụ, Nhu cầu mà mình muốn giúp họ giải quyết và sản phẩm mà mình muốn cung cấp cho khách hàng để thông qua đó giúp khách hàng cải thiện cuộc sống hoặc công việc của họ giúp họ đạt được trạng thái thoải mái hơn.

 

Bắt Đầu Bằng Mục Tiêu Tài Chính

(cả 2 trường hợp đều phải có bảng mục tiêu rõ ràng)

Bước 1: Viết ra con số bạn thật sự muốn đạt được tại thời điểm bạn ghi mục tiêu tài chính

Ví dụ: 5 triêu/tháng, 10 triệu/tháng

Bước 2: Viết ra con số bạn khát khao muốn đạt được trong tương lai

Ví dụ: 50 triệu/tháng , 100 triệu/tháng

Bước 3: Viết ra con số bạn mơ ước muốn đạt được trong cuộc đời ( Con số bạn nghĩ bạn sẽ không thể đạt được)

Ví dụ: 1 tỷ/tháng hoặc 10 tỷ/tháng

Chúc mừng bạn nếu bạn đã làm song bảng mục tiêu của mình. Hãy bắt đầu bằng mục tiêu mà bạn viết ra trong bước 1.

Tại sao lại phải viết tới 3 lần mục tiêu như vậy?

Mục tiêu bước 3”Z” là điểm mà bạn mong muốn chinh phục, Mục tiêu bước 2 là điểm bạn sẽ chinh phục. còn mục tiêu bước 1 là mục tiêu bạn phải chinh phục”A – Bắt Đầu”. Bạn luôn luôn phải để trong tầm mắt của mình những mục tiêu lớn hơn mỗi khi bạn hoàn thành một mục tiêu nhỏ. Hãy đừng ngần ngại viết ra bảng mục tiêu của mình, càng cụ thể càng tốt. Mục tiêu đó là của bạn đừng sợ ai chê cười vì chỉ có bạn mới biết mình đang có gì, cần gì, muốn gì mà thôi. Bảng mục tiêu là cơ sở tiên quyết cho thành công của bạn. Bạn sẽ không thể tới được đích nếu bản thân bạn không biết điểm đến cuối cùng là ở đâu.

 

Xác Định Đối Tượng Khách Hàng Mình Muốn Phục Vụ

Cách Xác Định Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu

Xác Định Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng

Bước 1: Xác Định Mục Tiêu Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng

  • Biết được khách hàng này phục vụ cho mục đích gì của quá trình bán hàng.
  • Những nhu cầu, mong muốn cơ bản của khách hàng tiềm năng.
  • Thu thập dữ liệu phù hợp.

Bước 2: Thu Thập và Phân Tích Dữ Liệu Về Khách Hàng Tiềm Năng

  • Thông Qua Nội Bộ Doanh Nghiệp
  • Thông Qua Công Cụ Thăm Dò và Phân Tích
  • Lắng Nghe Khách Hàng Trên Mạng Xã Hội
  • Phỏng Vấn Trực Tiếp Khách Hàng

Trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Họ là ai?
  • Họ là Nam hay Nữ?
  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Họ sống ở đâu tỉnh thành nào ?
  • Họ sống ở thành thị hay nông thông
  • Họ sử dụng mạng xã hội nào?
    • facebook
    • google
    • tiktok
    • zalo
    • youtube
  • Họ mua sắm ở đâu?
  • Họ sử dụng mạng viễn thông nào?
  • Họ sử dụng hãng điện thoại nào?
  • Họ kinh doanh online hay không?
  • Thu nhập của họ là bao nhiêu?
  • Thu nhập của gia đình họ là bao nhiêu?
  • Họ có gia đình chưa?
  • Họ sống cùng gia đình hay ở riêng?
  • Họ có con hay chưa?
  • Họ có mấy đứa con?
  • Họ có con trai hay con gái?
  • Sở thích của họ là gì?
    • Mua Sắm
    • Du Lịch
    • Ăn uống
    • Học tập
    • Bán hàng
    • đồ cổ
    • cây cảnh
    • ô tô
    • xe máy
    • xe đạp
  • Quan điểm chính trị của họ như thế nào?
  • Quan điểm văn hóa của họ như thế nào?
  • Quan điểm kinh tế của họ như thế nào?
  • Thói quen của họ là gì?
  • Môn thể thao mà họ yêu thích?
  • Họ Có bệnh gì?
  • Họ Khám bệnh ở đâu?
  • Họ dùng phương tiện nào để di chuyển?
  • Họ Ăn gì?
  • Họ Mặc gì?
  • Họ Yêu Ai?
  • Họ đọc sách gì?
  • Họ học thầy cô nào?

Bước 3: Tổng Hợp và Phân Tích Thông Tin

Từ những dữ liệu đã thu thập trên, bạn hãy bắt đầu phân loại thông tin như: tâm lý, hành vi, nhân khẩu học, sở thích của khách hàng… và sắp xếp chúng vào các nhóm.

Thông thường sản phẩm nào cũng sẽ có từ 2-4 chân dung khách hàng lý tưởng. Những tiêu chí để bạn có thể dễ dàng phân loại chúng là:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Thu nhập
  • Các vấn đề của họ
  • Khách hàng thường lui tới kênh nào
  • Các yếu tố làm ảnh hưởng quyết định mua hàng

Bước 4:  Tạo danh tính và khuôn mặt

Hãy tưởng tượng khách hàng lý tưởng của bạn đang có một nhu cầu chưa được đáp ứng, họ là người có danh tính xác định. Có thể đặt cho người này một cái tên ngắn gọn 1-2 chữ và tên đó xác định được người đó là Nam hay Nữ. Bạn có thể lựa chọn khuôn mặt giống như bạn đang hình dung trong đầu về khách hàng.

Bước 5: Bổ sung chi tiết về chân dung khách hàng tiềm năng

Sau khi phân loại nhóm khách hàng với những đặc tính cơ bản,  bạn bắt đầu lắp ghép cho khách hàng lý tưởng đã tạo được ở trên những mô tả như: phong cách sống, đặc điểm nhân khẩu, sở thích, những quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang giới thiệu. Nếu bạn có hơn 1 chân dung khách hàng lý tưởng thì cần phải cẩn thận để phân loại rõ, tránh tình trạng đặc điểm khách hàng bị trùng lặp.

 

Xác Định Chính Xác Nhu Cầu/ Vấn Đề lớn của Nhóm Khách Hàng

  • Nỗi đau/Vấn Đề/Nhu Cầu của họ là gì?
  • Điều họ mong muốn là gì?
  • Điều gì họ muốn hoàn thành trong cuộc sống?

Lựa Chọn Sản Phẩm/Dịch Vụ Tập Trung Vào Thị Trường Ngách

Bước 1: Xác Định Thị Trường Mục Tiêu

  • Thành thị hay nông thôn
  • Bán kính bao nhiêu km

Bước 2: Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

  • Chọn phân khúc cao cấp
  • Chọn phân khúc trung cấp
  • Chọn phân khúc thấp cấp

Bước 3: xác định các nhu cầu của khách hàng mục tiêu

  • Liên kê bảng nhu cầu của khách hàng
  • Chọn ra 1 2 nhu cầu cấp thiết nhất của nhóm khách hàng đó

Bước 4: Tìm các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ mà mình có thể phục vụ

  • Liệt kê ra danh sách các sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng giải quyết được những nhu cầu mà bạn đã lựa chọn bên trên

Bước 5: Tính toán lợi nhuận trên mỗi Sp/Dv Tương Ứng Mục Tiêu

  • Mỗi sản phẩm lãi được bao nhiêu?
    • Lãi quá thấp thì cần phải bán quá nhiều sản phẩm vượt quá khả năng tiêu thị của thị trường thì bỏ không chọn
  • Để đạt được mục tiêu cần bán bao nhiêu sản phẩm?
    • Không đạt được mục tiêu bỏ tìm cái khác
  • Có thể maketing cho sản phẩm đó dễ dàng hay không?
    • Quá khó marketing ra thị trường thì bỏ
  • Có thể vận chuyển và thu tiền ( thành toán ) cho sản phẩm đó thuận tiện hay không?
    • Nếu không đạt tiêu chí thì bỏ chọn sản phẩm dịch vụ khác

Bước 6: Phân tích đối thủ đang có trên thị trường

  • Liệt kê danh sách 5 đối thủ mạnh nhất trên thị trường
  • Điểm mạnh
  • Điểm yến
  • Lợi thế cạnh tranh của họ

 

Bước 7: Phân Tích Và Định Vị Bản Thân

  • Điểm mạnh
  • Điểm yếu
  • Điểm khác biệt
  • Điểm khác biệt độc đáo

 

Bước 8: Lựa chọn sản phẩm/dịch vụ để kinh doanh

Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta cho rằng tối ưu nhất thảo mãn các tiêu trí sau:

  • Đạt mục tiêu tài chính,
  • Sản phẩm có nhu cầu lớn ( thị trường lớn )
  • Ít đối thủ cạnh tranh, hoặc bạn có điểm mạnh vượt trội so với đối thủ trên thị trường
  • Sản phẩm có khả năng giao nhận và thanh toán trực tuyến ( số lượng lớn hoặc giá trị lớn )

Gợi ý tiêu trí lựa chọn sản phẩm:

  • Số lượng lớn
  • Giá Trị Lớn
  • Số Lượng Lớn + Giá Trị Lớn

Công Việc Kinh Doanh Bền Vững Thỏa Mãn 3 Yếu Tố

  • Yếu Tố 1: Ra Tiền
  • Yếu Tố 2: Đam Mê
  • Yếu Tố 3: Có Ý Nghĩa

 

10 Bí Quyết Đặt Tên Công Ty – Tên Sản Phẩm

Bí Quyết 1: Ngắn Gọi

Bí Quyết 2: Dễ Đọc, Dễ Nhớ, Liên Tưởng Điều Tốt Lành

Bí Quyết 3: Phải Đánh Vấn Được

Bí Quyết 4: Tên Thương Hiệu Bao Gồm Nguyên Âm: O, A, I, E, Ê, Ă, Â, U, Ơ, Ư, Y

Bí Quyết 5: Tên Thương Hiệu Vô Nghĩa ( Dịch da tiếng nước khác không phạm )

Bí Quyết 6: Tên Thương Hiệu Không Được Mô Tả Địa Danh, Ngành Nghề Hoặc Mượn Danh

Bí Quyết 7: Không Gây Dựng, Mượn Danh, Sao Chép Gây Nhầm Lẫn

Bí Quyết 8: Tên Thương Hiệu 2 Âm Tiết Là Tốt Nhất: Sony, Honda, Apple, Samsung, Anlux

Bí Quyết 9: Có Thể Đăng Bản Quyền Thương Hiệu

Bí Quyết 10: Có Thể Mua Được Tên Miền

 

Tìm Kiếm Nhà Cung Cấp

2 cách để có sản phẩm:

  • Mua Về
    • Tổng Sỉ
    • Gia Công
  • Tạo Ra
    • Tự Nghiên Cứu Chế Tạo
    • Tự Sản Xuất

Khuyến cáo: Khởi nghiệp thì lựa chọn giải pháp Gia Công dù chúng ta có nguồn lực lớn đủ mạnh để có thể Tự Sản Xuất để tránh rủi ro về tài chính trong giai đoạn đầu.

Chọn nhà cung cấp

  • Có thâm niên
  • Có uy tín.
  • Có đạo đức, tử tế
  • Có trách nhiệm
  • Có nguồn hàng tốt, rồi dào
  • Có thể sản xuất chủ động
  • Có thể đáp ứng được những nhu cầu tăng đột biến theo sự dự báo của chúng ta.
  • Giao nhận nhanh chóng
  • Bảo Hành, Sau bán hàng tốt
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Hỗ trợ kinh nghiệm
  • Tư vấn
  • Vvv…………

== >> Lựa chọn tối thiểu 2 đến 3 đối tác cung cấp để đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong quá trình kinh doanh(Không bỏ trứng vào 1 giỏ).

 

Sản xuất sản phẩm/dịch vụ mẫu

  • Sản xuất sản phẩm/ dịch vụ dùng thử
  • Trải nghiệm và đánh giá sản phẩm/dịch vụ
  • Làm tới khi đạt tới sự mong đợi, đảm bảo tiêu trí nhu cầu của khách hàng ( Sản phẩm mẫu, dùng thử)
  • Đóng gói hoàn thiện sản phẩm sẵn hàng sản xuất và đưa ra thị trường.

 

 

Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân

Nền Tảng Đa Kênh

  • Fanpage
  • Youtube
  • Tiktok
  • Vv………….

Công cụ chính:

  • Hình ảnh
  • Câu trích dẫn có hình hình ảnh
  • Bài viết ngắn
  • Bài viết dài
  • Video dài
  • Video ngắn

Câu hỏi thường gặp

  1. Em chưa kinh doanh giờ muốn kinh doanh online thì phải bắt đầu như thế nào?
  2. Em không có vốn em bắt đầu công việc kinh doanh được không?
  3. Em đang đi làm đồng thời khởi nghiệp công việc kinh doanh e có nên bỏ việc không?
  4. Em đang đi làm đồng thời khởi nghiệp kinh doanh em thấy quá tải em phải làm như thế nào?
  5. Em khởi nghiệp kinh doanh vợ chồng ngăn cản không cho em làm em phải làm như thế nào?
  6. Em bắt đầu kinh doanh e có nên nhập nhiều hàng hay không?
  7. Em bắt đầu kinh doanh chưa có khách hàng em phải làm như thế nào?
  8. Anh Ơi Kinh Doanh Online là gì ?
  9. Em có nên khởi nghiệp với mô hình kinh doanh hệ thống hay không?
  • Em có nên bán sản phẩm a hay sản phẩm b hay không?
  • Em đã nhiều lần muốn khởi nghiệp kinh doanh online mà e không dám làm a cho e hỏi tại sao e lại không dám khởi nghiệp kinh doanh online?
  • Em phải làm gì khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh online?
  • Tại Sao đi học nhiều khóa học về tạo động lực khởi nghiệp kinh doanh online mà về không làm được?
  • Tại Sao đi học nhiều khóa học về kinh doanh về mà kinh doanh vẫn thất bại?
  • Tại Sao đi học về được vài ngày thì rất máu lửa nhưng sau đó lại trở về trạng thái cũ?
  • Tại Sao Tư duy đúng, chiến lược đúng mà kinh doanh vẫn thất bại?
  • Anh Cho E hỏi Marketing đa kênh là gì? Tại Sao Phải Marketing Đa Kênh?
  • Tại Sao Lại Phải Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân?
  • Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân?
  • Em có nhiều công việc giờ không biết lựa chọn việc nào để phát triển?
  • Em nên tập trung vào gia đình hay tập trung vào công việc khi khởi nghiệp kinh doanh online?
  • Khởi nghiệp kinh doanh online e có cần đăng ký kinh doanh ngay không?
  • Ở đâu có thể kinh doanh được?
  • Kinh doanh online nên chọn mặt hàng nào để có lợi nhuận cao?
  • Việc đầu tiên cần làm khi khởi nghiệp kinh doanh online?
  • Em không biết gì về internet có bắt đầu kinh doanh online được không?
  • Em đang tham gia mô hình kinh doanh hệ thống nó có phải kinh doanh online không anh?
  • Các mặt hàng kinh doanh online ít vốn?
  • Cách kinh doanh online cho người mới bắt đầu?
  • Cách kinh doanh onine tại nhà?
    Cách tạo thu nhập từ kinh doanh online tại nhà?
  • Cách ngồi nhà tạo thu nhập khủng từ kinh doanh online?
  • Chiến lược kinh doanh online cho người mới bắt đầu?
  • Niềm Tin Tích Cực Cần Phải Có Khi khởi nghiệp kinh doanh online?
  • Kinh Doanh online có cần phải giỏi các công cụ marketing?
  • Có nên khởi nghiệp cùng một lúc nhiều dự án kinh doanh online?
  • Các Mẹo Bán Hàng Online Đắt Khách Ngay Khi Mới Bắt Đầu?
  • Tại Sao Bán Hàng Online Không Ai Mua?
  • Không Có Duyên Bán Hàng Online Thì Phải Làm Sao?
  • Bán Hàng Online Không Ra Đơn Phải Làm Sao?
  • Có Nên tham gia các khóa học mất tiền dạy về kinh doanh online?
  • Xin Vía Của Người Bán Đắt Hàng Liệu Có Bán hàng online thành công không anh?
  • Cách Bán Hàng Online Hiệu Quả?
  • Em đang có ý định mở cửa hàng theo anh em có nên mở cửa hàng không?
  • Những Cách Bán hàng online Ra đơn ngay lập tức
  • Lĩnh vực ăn uống có kinh doanh online được không?
  • Lĩnh vực văn phòng phẩm có kinh doanh online được không?
  • Kinh Doanh mỹ phẩm bị tồn nhiều hàng không bán được phải làm như thế nào?
  • Đăng bài dạng chuỗi là như thế nào?
  • cách thu hút khách hàng trên tiktok
  • Cách tiếp cận KH trên page
  • Cách thu hút nhiều người xem video
  • Cách đăng bài thu hút trên nhóm
  • Danh sách các từ khoá bị hạn chế
  • Lấy hình của nhóm đã đăng để viết caption riêng có tiếp cận được bạn bè không?
  • Chia sẻ nội dung miễn phí nhưng ít người quan tâm
  • Cách lọc bạn bè và tìm kiếm khách hàng tiềm năng như thế nào?
  • Nếu đăng 4-5 sản phẩm khác nhau thì đăng sao cho hiệu quả
  • FB toàn người bán hàng có nên xoá đi hay không?
  • Cách lọc bạn bè bằng tay sao cho hiệu quả
  • Cần lưu ý điều gì để bài viết của mình ưu tiên hiển thị trên newfeed bạn bè
  • Chọn phân khúc khách hàng như thế nào để kiếm được nhiều tiền nhất khi kinh doanh online?

Hành Động Đúng

Tập Trung Vào Marketing và Bán Hàng

  1. Làm Website
  2. Làm Kênh Youtube
  3. Làm Kênh Fanpage
  4. Làm Kênh Tiktok

 

Việc Cần Làm Mỗi Ngày

Đăng Bài Lên Trên Facebook fanpage

Đăng Bài Lên Zalo

Đăng Bài Lên Youtube

Đăng Bài lên Websiet

 

4 công cụ bạn cần phải sử dụng hàng ngày

  • Hình ảnh
  • Câu trích dẫn có hình hình ảnh
  • Bài viết ngắn
  • Bài viết dài
  • Video dài
  • Video ngắn

Số Lượng Bài Đăng

  • 1 video về sản phẩm
  • 1 bài hàng về
  • 1 bài hàng đi
  • 1 bài gặp sỉ
  • 1 bài khoe đơn
  • 1 bài chia sẻ cuộc sống
  • Thành quả kinh doanh
  • Ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân
  • Chụp ảnh giao hàng cho khách có mặt khách hàng
  • Video phỏng vấn khách hàng, cảm nhận tích cực về sản phẩm/dịch vụ

 

Tuyệt Chiêu Gia Tăng Doanh Số


Siêu Thị Vật Tư Dụng Cụ Đóng Gói